Viêm đại tràng lên là một trong những thể của viêm đại tràng. Hiểu được vị trí, triệu chứng của viêm đại tràng lên sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị bệnh cụ thể và đem lại hiệu quả nhanh hơn. Dưới đây là một số thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Đại tràng lên nằm ở vị trí nào?
Đại tràng được bắt đầu ở vùng bụng bên phải, dưới thắt lưng phải, được nối với đầu dưới của ruột non – manh tràng, đi lên phía trên bụng (đại tràng lên), rồi đi qua phần ngang bụng (đại tràng ngang) và đi xuống phía dưới (đại tràng xuống), tiếp tục đến điểm cuối của hậu môn (từ đại tràng sigma đến trực tràng và đến hậu môn).
Đại tràng được sắp xếp thành khung hình chữ u ngược uốn quanh ổ bụng và chia thành 4 phần chính:
- Đại tràng lên: Đây là đoạn đầu của ruột già, tiếp nối với manh tràng ở phía dưới, nằm ở phía bên phải ổ bụng (bên dưới cơ hoành).
- Đại tràng ngang: Phần nằm ở ngang của bụng, vắt từ bên phải sang bên trái.
- Đại tràng xuống: Đại tràng chạy từ trên xuống dọc theo bên dưới bụng trái. ( Đây là vị trí hay viêm nhiễm nhất.)
- Đại tràng sigma: Là đoạn cong nhỏ hình chữ s, nằm ở vị trí giữa phần cuối của đại tràng và trực tràng, bên trái bụng.
Đại tràng có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non, hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và bắt đầu đi lên trên, qua đại tràng ngang – phần đại tràng vắt ngang ổ bụng, đi lên uốn cong gần gan tạo gấp khúc bên phải và đi ngang sang bên trái ổ bụng. Ngay phía trên lá lách, đại tràng ngang gấp khúc đi xuống (đại tràng xuống) và chạy dọc phía bên trái bụng. Bã thức ăn tiếp tục di chuyển qua đại tràng sigma để tới trực tràng, đây là nơi trữ phân, khi đầy phân, đại tràng co bóp tạo nhu động và bài tiết phân thải ra ngoài qua trực tràng.
Chức năng của đại tràng lên
Đại tràng lên có chức năng tổng hợp vitamin trong thức ăn nhờ vi khuẩn đường ruột. Thông qua quá trình lên men trong hệ tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột giúp tổng hợp vitamin bảo vệ ruột không bị tác động bởi vi khuẩn có hại từ bên ngoài.
Viêm đại tràng lên là gì?
Theo nguyên tắc thức ăn sau khi được hấp thụ tại ruột non, các chất cặn bã sẽ được đưa xuống ruột già (đại tràng) để đào thải ra bên ngoài. Chính bởi chức năng này mà đại tràng trở thành khu vực dễ bị tổn thương và thường xuyên chịu sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.
Viêm đại tràng lên là hiện tượng lớp niêm mạc bên trong đại tràng bị tổn thương, viêm nhiễm tạo thành những vết loét. Viêm đại tràng thường bắt đầu từ trực tràng phía dưới, lan dần lên trên đại tràng lên. Khi viêm đến đại tràng lên, nó đã ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Có một số ít trường hợp viêm đại tràng lên xuất hiện trong khi các vùng khác của đại tràng bình thường. Bác sĩ cần loại trừ khả năng viêm loét ở các vùng khác trước khi kết luận viêm đại tràng lên.
Khi đại tràng lên bị viêm, niêm mạc ruột bị tổn thương, khi đó vết loét sẽ hình thành. Tình trạng này để lâu sẽ khiến ổ viêm loét nặng dần có thể gây chảy máu, kèm theo dịch nhầy hoặc mủ.
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng lên
Cho tới nay, nguyên nhân gây viêm đại tràng lên vẫn chưa được tìm ra, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, viêm đại tràng lên có liên quan đến tình trạng tự miễn.
Trong cơ thể con người, hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại sự nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch gặp trục trặc, chúng không thể phân biệt vi khuẩn có hại và vô hại trong đại tràng, chúng không chống lại vi khuẩn có hại. Khi đó vi khuẩn có hại trong đại tràng tấn công vào các mô đại tràng gây ra tình trạng viêm.
Triệu chứng của viêm đại tràng lên
Các triệu chứng của viêm đại tràng lên khá phức tạp và khó phân biệt với các loại viêm đại tràng ở vị trí khác. Tuy nhiên viêm đại tràng lên có triệu chứng không nghiêm trọng hơn so với triệu chứng cục bộ viêm ở vùng cuối cùng của đại tràng. Nhìn chung, bạn có thể nhận biết viêm đại tràng lên qua một số triệu chứng dưới đây:
Đau bụng
Đau bụng là dấu hiệu điển hình nhất của viêm đại tràng lên. Cơn đau bụng dọc theo vùng xương chậu, cơn đau lan đến mạn sườn phải – dưới cơ hoành. Đôi khi còn có cảm giác chuột rút phía bên phải bụng.
Rối loạn đại tiện
Người bệnh viêm đại tràng lên thường bị rối loạn đại tiện bởi chức năng đại tràng bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu nước và đào thải các chất thải ra ngoài. Chính vì vậy, người bệnh thường có triệu chứng:
- Tiêu chảy và táo bón kéo dài, xen kẽ nhau.
- Phân có dính máu.
Sốt cao
Người bệnh thường xuyên sốt kéo dài, nhiều khi sốt không rõ nguyên nhân kèm theo đau đầu, mệt mỏi.
Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu đi kèm:
- Dễ giảm cân bởi viêm đại tràng lên gây ra các triệu chứng về tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn, ăn uống khó hấp thu chất dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Mất nước.
Trong trường hợp bệnh viêm đại tràng lên chuyển biến mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng:
- Sưng, đau các khớp
- Gặp các vấn đề về da; da khô, viêm da,
- Loét, lở miệng,
- Viêm mắt.
Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng lên
Dựa vào các triệu chứng của bệnh và hỏi bệnh sử kết hợp thăm khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán bệnh viêm đại tràng lên. Tuy nhiên, để đưa ra kết luận chính xác nhất của bệnh, bác sĩ thường yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán như:
Nội soi đại tràng:
Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ hình ảnh ruột bằng một ống nhỏ, có ánh sáng và được gắn camera ở đầu. Thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ luồn ống từ hậu môn vào đại tràng để quan sát những bất thường như ổ viêm loét. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ (sinh thiết) nhằm chẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu nếu bạn có dấu hiệu tiêu chảy nặng, khi đó các chỉ số albumin và các chất điện giải sẽ giảm đáng kể so với mức bình thường. Ngoài ra, qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ thấy được tình trạng nhiễm trùng, hoặc các nguyên nhân miễn dịch khác.
Xét nghiệm phân:
Xét nghiệm phân, bác sĩ sẽ thấy hồng cầu, bạch cầu hoặc ký sinh trùng trong phân có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng lên chính xác hơn.
Chụp X-quang:
Khi người bệnh có những dấu hiệu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X-quang vùng bụng xem đại tràng lên viêm hay không hoặc nhìn ra những bất thường bên trong như, tắc ruột, ruột co thắt, ruột ngắn…
Chụp CT:
Chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ biến chứng từ viêm đại tràng. Chụp CT cũng có thể tiết lộ mức độ viêm của ruột.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám đại tràng ở bệnh viện nào uy tín, tốt nhất?
Phương pháp điều trị viêm đại tràng lên
Bệnh viêm đại tràng lên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể kiểm soát các triệu chứng, làm dịu tình trạng viêm và không cho bệnh tiến triển.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị bằng thuốc Tây giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng do bệnh viêm đại tràng lên gây ra, duy trì kết quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ sử dụng:
Aminosalicylate:
Aminosalicylate có chứa acid 5-aminosalicylic (5-ASA) giúp giảm viêm trong đại tràng lên và được sử dụng điều trị viêm đại tràng ở mức độ nhẹ. Thuốc có nhiều dạng bào chế như dạng viên nén, viên đạn.
Lưu ý không sử dụng nhóm thuốc aminosalicylat trong các trường hợp sau:
- Người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Trẻ em dưới 2 tuổi (vì gây ra vàng da).
- Người bệnh suy gan, suy thận…
Corticosteroid:
Khi bị viêm đại tràng lên mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cần dùng corticosteroid như prednisone, budesonide giúp giảm viêm nhiều vùng trên cơ thể, thuốc sẽ làm giảm sưng. Tuy nhiên, corticosteroid có nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, tăng nhãn áp, giảm sức đề kháng…
Bạn nên sử dụng corticosteroid trong thời gian ngắn bởi nó có thể gây ra một loạt tác dụng phụ: khó ngủ, huyết áp cao, loãng xương…
Thuốc ức chế miễn dịch:
- Mercaptopurine,
- Azathioprine.
Thuốc nhắm vào các protein trong hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng viêm.
Thuốc cầm tiêu chảy:
- Diphenoxylate,
- Loperamide.
Thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng khi bạn đi ngoài tiêu chảy nhiều hơn 3 lần một ngày. Các loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, làm chậm hoạt động của nhu động ruột, bảo vệ niêm mạc ruột tốt hơn.
Thuốc chống táo bón:
- Macrogol,
- Sorbitol.
Thuốc được sử dụng khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Thuốc chống táo bón có tác dụng giữ nước trong ruột, kích thích nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài, giúp việc đi đại tiện được trơn tru hơn.
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng lên. Chính vì vậy, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ giúp giảm tình trạng viêm và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh được khuyên dùng như sau:
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh như các loại đậu, ngũ cốc
- Tăng cường các loại trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa như bơ, chuối…
- Bổ sung Protein như thịt nạc, cá… giúp tăng cường dinh dưỡng.
- Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày giúp tránh mất nước và hệ tiêu hóa được làm việc trơn tru hơn. Có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây, nước rau củ để tăng cường vitamin
- Nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn các thực phẩm tái, sống, gỏi…
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói
- Tránh xa bia, rượu, cà phê, nước có ga gây kích ứng đường tiêu hóa.
☛ Xem tham khảo thêm: Thông tin về viêm đại tràng ngang
Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp cải thiện tình trạng viêm đại tràng lên.
- Người bệnh cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng thần kinh.
- Có thói quen vận động thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Bạn có thể tập những môn thể thao phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ, bơi…Theo các chuyên gia, yoga cho thấy hiệu quả đáng kể vì nó giúp cơ thể thư giãn, cung cấp oxy và tăng lưu thông máu đến hệ tiêu hóa rất tốt.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hệ tiêu hóa được làm việc tốt hơn.
- Nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kì, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào về bệnh nên chủ động điều trị kịp thời.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hiệu quả cho người mắc viêm đại tràng
Để cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng lên gây ra, người bệnh có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây viêm loét đại tràng
Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ): Có thành phần từ các thảo dược tự nhiên an toàn bao gồm: Hoàng bá, bạch thược, bạch truật, bạch phục linh kết hợp với ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
Không những thế, Tràng Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng (Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734)
Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:
- Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
- Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
- Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện
Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) xem TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn gì, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn miễn phí nhé.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn