Trái cây rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Nhóm thực phẩm này cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng gây ra. Thế nhưng, không phải loại quả nào cũng thực hiện tốt nhiệm vụ này! Vậy những người viêm đại tràng nên ăn quả gì thì tốt?
Mục lục
10 loại quả người viêm đại tràng nên thêm vào bữa ăn
Thêm 10 loại quả sau với khẩu phần vừa phải vào bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các triệu chứng do viêm đại tràng gây ra.
Ổi
Ổi là một loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể. Ổi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, ngoài ra nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và lycopene. Loại trái cây này có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Theo ước tính, một quả ổi cỡ trung bình (khoảng 55g), có thể cung cấp 3g chất xơ, đáp ứng 11% hàm lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày. Điều này khiến ổi được xem như một loại thuốc nhuận tràng tốt. Hàm lượng chất xơ trong ổi còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc ruột kết bằng cách giảm thời gian tiếp xúc với chất độc cũng như liên kết với các hóa chất gây ung thư trong ruột kết và đào thải ra ngoài.

Chiết xuất lá ổi và cả hạt ổi cũng mang lại sức khỏe bất ngờ cho hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy rằng, ổi có thể làm giảm cường độ và thời gian tiêu chảy[1]. Ngoài ra, chiết xuất lá ổi còn có khả năng kháng khuẩn, giúp hình thành nhu động ruột khỏe mạnh.
Mặc dù ổi tốt cho những người bị viêm đại tràng, tuy nhiên mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 trái ổi. Bởi lẽ, ổi có chứa một lượng đường lớn và quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tăng cân và sâu răng.
Bưởi
Khi bị viêm đại tràng, bạn cũng có thể thêm bưởi vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Bưởi rất giàu chất xơ và nước. Theo ước tính, với khẩu phần một nửa trái bưởi cỡ vừa (khoảng 154g), cơ thể bạn đã được đáp ứng 2.5g chất xơ và 135.6g nước.

Nước và chất xơ đều là những dưỡng chất có lợi trong việc ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Một nghiên cứu vào năm 2015 đã cho thấy, ăn nhiều chất xơ còn có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng[2].
Mỗi ngày, bạn nên ăn khoảng 3 – 5 múi bưởi (khoảng nửa trái đổ lại). Có nhiều cách để thêm bưởi vào chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
- Thêm bưởi vào món salad hoa quả vào bữa trưa hoặc bữa tối
- Ăn nửa quả bưởi vào buổi sáng
- Ép bưởi để uống giải khát hoặc ăn chung với sữa chua
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua? Cần ăn gì, kiêng gì?
Nho
Một trong những cách để phục hồi và duy trì như động ruột khỏe mạnh, chống táo bón do viêm đại tràng là thêm nho vào chế độ ăn uống. Nho từ lâu đã được xem là thực phẩm nhuận tràng nhờ hàm lượng chất xơ không hòa tan, đặc tính chống oxy hóa và hàm lượng nước có trong chúng.
Với khẩu phần 100g nho, bạn đã có thể cung cấp cho cơ thể 1.4g chất xơ và 120.8g nước. Ngoài ra, nho còn chứa polyphenol – hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm đã được ghi nhận.

Các chuyên gia dinh dưỡng còn đang tiếp tục nghiên cứu thêm một hợp chất dinh dưỡng thực vật khác có trong vỏ nho là resveratrol. Dựa trên những kết luận ban đầu, hợp chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển mầm bệnh trong hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý rằng, nho chứa một lượng lớn đường fructose, có thể gây phản ứng ngược đối với hệ tiêu hóa khi bạn ăn quá nhiều. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 1.5 – 2 cốc, tương đương 225g – 300g (theo hướng dẫn MyPlate của USDA)[3].
Chuối
Khả năng hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng của chuối đã được minh chứng thông qua không ít nghiên cứu khoa học. Và trong Đông y lẫn y học hiện đại ngày nay, chuối vẫn luôn được xem như một “phương thuốc” chữa bệnh và duy trì sức khỏe.
Với một quả chuối chín khoảng 100g, bạn đã nhận được 2.6g chất xơ, 75g nước, 358mg Kali và hàng loạt các vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi khác.

Sự có mặt của Kali giúp chuối có đặc tính nhuận tràng. Chất xơ trong chuối giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhuận tràng và chống lại ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chuối còn chứa flavonoid – hợp chất thực vật có chức năng như chất chống oxy hóa, kháng viêm. Tinh bột kháng trong chuối giúp giảm đầy hơi, chướng bụng.
Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, chuối cũng chứa hàm lượng lớn đường, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe như nhức đầu, sâu răng, tăng lượng kali trong máu,… Dựa trên lượng trái cây khuyến nghị mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo bạn chỉ nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày.
Lựu
Lựu sở hữu “hồ sơ dinh dưỡng” độc đáo mà không có một loại trái cây nào có thể sánh được. Với khẩu phần 1 quả lựu cỡ vừa (khoảng 250g), cơ thể bạn đã nhận được 10g chất xơ, 590mg Kali, 195g nước, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi.

Đặc biệt, khi nhắc tới lựu phải kể đến Punicalagins – chất chống oxy hóa cực mạnh, cao gấp 3 lần trà xanh, được tìm thấy trong nước ép và vỏ lựu. Punicalagins hoạt động chống lại các gốc tự do, giảm tỷ lệ viêm mãn tính – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng.
Ngoài ra, thành phần Tanin có trong lựu cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện các triệu chứng do viêm đại tràng như đi ngoài ra máu, tiêu chảy. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng đã chứng minh, lựu có thể làm giảm hoạt động viêm trong hệ tiêu hóa, cũng như các tế bào ung thư ruột kết[4].
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [Tiết lộ] Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Táo
Táo không chỉ giòn, ngọt vừa miệng mà còn là một phần của chế độ ăn uống thông minh. Chất dinh dưỡng có trong táo giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh tiểu đường,… trong đó có viêm đại tràng.
Một số lợi ích sức khỏe của táo bắt nguồn từ pectin – một loại chất xơ có trong loại trái cây này. Pectin là một dạng chất xơ hòa tan, hút nước từ đường tiêu hóa và tạo thành gel, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và đẩy phân qua đường ruột.

Hàm lượng chất xơ pectin không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn điều chỉnh nhu động ruột trơn tru hơn. Pectin có tác dụng lưỡng tính, vừa giúp giảm táo bón vừa giảm tiêu chảy. Ngoài ra, dưỡng chất này còn là nguồn thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Đu đủ
Đu đủ cũng là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nói chung và những người bị viêm đại tràng nói riêng. Do đó, bạn nên thêm đu đủ vào bữa ăn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng đau.
Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, đu đủ chứa nhiều nước và chất xơ. Một quả đu đủ 330g cung cấp 5.6g chất xơ, 290.6g nước. Cả hai đều giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và thúc đẩy hoạt động trơn tru của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chưa dừng lại ở đó, đu đủ có chứa enzyme papain có thể giúp đường ruột tiêu thụ protein dễ dàng hơn. Trong một nghiên cứu, những người dùng chế phẩm dược từ lá đu đủ trong vòng 40 ngày đã cải thiện đáng kể chứng táo bón và đầy hơi[5]. Hạt, lá và rễ cây đu đủ cũng được chứng minh là có thể điều trị vết loét ở động vật và người.
Ngoài ra, đu đủ còn được coi là phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích.
Sung
Quả sung từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tại nhà hoặc sử dụng siro sung để hỗ trợ điều trị táo bón. Một nghiên cứu đã so sánh tác dụng của quả sung và bổ sung chất xơ ở những người bị táo bón[6]. Quả sung cải thiện phần lớn các triệu chứng táo bón, bao gồm: thời gian đi tiêu, số lần đi tiêu và cảm giác đau bụng, khó chịu.

Ngoài ra, sung cũng chứa chất xơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách làm mềm và bổ sung lượng lớn vào phân, giảm táo bón và đóng vai trò như nguồn thức ăn cho vi khuẩn lành mạnh cư trú trong ruột.
Trong một nghiên cứu trên động vật, chiết xuất của quả sung giúp tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng[7].
Không chỉ vậy, những người ăn khoảng 4 quả sung khô (45g) mỗi ngày còn giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi và táo bón.
Bơ
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao bơ không chỉ bởi hàm lượng chất xơ dồi dào mà loại quả này còn rất giàu chất béo lành mạnh. Mặc dù có kết cấu dạng kem nhưng một quả bơ thật sự rất giàu chất xơ với khoảng 6 – 7g trong khẩu phần nửa quả.

Chất xơ trong quả bơ là một phần tạo nên hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lượng chất xơ không phân hủy khi đi qua hệ tiêu hóa mà nó thường hấp thụ nước để làm mềm và lỏng phân giúp chống lại chứng táo bón.
Chế độ ăn giàu chất xơ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh túi thừa – Một căn bệnh liên quan đến sự phát triển của các túi Diverticula bên trong ruột kết, giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng một nửa trái bơ. Có nhiều cách chế biến khác nhau mà bạn có thể thực hiện như chế biến thành sinh tố, làm món salad hoặc làm nhân bánh mì.
Lê
Lê là một nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Chẳng hạn, một quả lê cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 6g chất xơ, đáp ứng 22% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Những chất xơ này giúp duy trì hoạt động đều đặn của ruột bằng cách làm mềm phân.

Ngoài ra, lê còn chứa một lượng chất xơ hòa tan gọi là pectin, giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột có lợi. Do đó, chúng được xem là prebiotics, có liên quan đến quá trình cải thiện sức khỏe đường ruột và khả năng miễn dịch.
Một nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa pectin và chứng táo bón. Theo đó, 80 người mắc chứng bệnh này được cho ăn khoảng 24g pectin mỗi ngày, liên tiếp trong 4 tuần. Kết quả cho thấy, tình trạng táo bón được cải thiện đáng kể và mức độ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh đã được tăng cường [8].
Do đó, lê là sự lựa chọn thích hợp để bạn bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện triệu chứng viêm đại tràng.
Những lưu ý về chế độ ăn uống của người viêm đại tràng
Chế độ ăn uống và viêm đại tràng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mặc dù không có khả năng chữa dứt bệnh nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau do viêm đại tràng gây ra.
Bên cạnh việc ăn trái cây, bạn cũng đừng quên những lưu ý về chế độ ăn uống lành mạnh dưới đây:
Kết hợp đa dạng thực phẩm có lợi, tránh thực phẩm có hại
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn gồm các thực phẩm giàu kali, folate, magie, canxi, sắt và các hợp chất thực vật sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể triệu chứng viêm đại tràng. Theo đó, bạn có thể thêm cá hồi, bí, thực phẩm lên men, trứng, thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc.
Ngoài ra, đừng quên hạn chế một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến đường ruột như các loại rau họ cải.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua? Cần ăn gì, kiêng gì?
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Thay vì ăn 3 bữa ăn chính (sáng – trưa – tối) như mọi khi, khi bị viêm đại tràng bạn nên chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ cách đều nhau trong ngày. Điều này vừa giúp ruột của bạn có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn vừa giảm các triệu chứng đau đáng kể.
Xem thêm: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị viêm đại tràng
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với thói quen sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong những cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng, duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn nên tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Tràng Phục Linh PLUS – Lựa chọn lý tưởng cho người viêm đại tràng
Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng được đánh giá cao và mang lại hiệu quả tối ưu hiện nay. Tràng Phục Linh PLUS được tạo thành từ các thành phần chính gồm ImmuneGamma, cao Bạch Truật, cao Hoàng Bá, cao Bạch Thược, cao Bạch Phục Linh và 5-HTP.

Trong đó, phải đặc biệt kể đến sự có mặt của thành phần ImmuneGamma. Không ít nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích to lớn của dưỡng chất này đối với hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch[9]. Sự kết hợp của ImmuneGamma với 5 thành phần còn lại đã mang đến công dụng:
- Hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng do viêm đại tràng: đi ngoài nhiều lần, phân sống, đau thắt bụng, phân nát,…
- Hỗ trợ phục hồi các vết loét niêm mạc ruột, duy trì và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ giảm kích ứng đường tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, khó chịu nhờ thành phần 5-HTP.
Việc sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để cải thiện triệu chứng tiêu hóa cũng rất đơn giản. Mỗi ngày, bạn nên uống khoảng 4 – 6 viên, chia làm 2 lần (sáng – tối), có thể uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ. Ngoài ra, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ là điều kiện để tối ưu hiệu quả của sản phẩm.
Hiện nay, Tràng Phục Linh PLUS được sản xuất ở 2 dạng: Dạng hộp 2 vỉ gồm 20 viên nén có giá 195.000 đồng/hộp và dạng lọ 80 viên nén có giá 689.000 đồng/lọ, tiết kiệm 91.000 đồng. Để tìm điểm bán Tràng Phục Linh PLUS, bạn có thể xem tại đây.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của những người bị viêm đại tràng. Thêm trái cây vào chế độ ăn uống, kết hợp với các thực phẩm lành mạnh khác và sử dụng Tràng Phục Linh PLUS mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm đại tràng, tăng cường sức khỏe đường ruột.
Tài liệu tham khảo:
[1] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1241370
[2] – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4588743/
[3] – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4665517/
[4] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16448212/
[5] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23524622/
[6] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22178225/
[7] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29870788/
[8] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25623312/
[9] – https://www.researchgate.net/publication/305152512_Immune_Gamma_Globulin
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn