Hỏi:
Anh Minh Đức (Lâm Đồng) gửi câu hỏi: Chuyên gia cho mình hỏi. Mình năm nay 41 tuổi. Thời gian gần đây, mình thường bị đi ngoài ra máu đỏ thẫm. Máu thường lẫn ở phân và giấy vệ sinh với số lượng ít. Thỉnh thoảng mình cũng bị đau bụng nhẹ. Chuyên gia cho hỏi, hiện tượng đi cầu ra máu đỏ thẫm của mình có nguy hiểm không? Mình cần phải làm gì bây giờ?
Rất mong chuyên gia giải đáp thắc mắc cho mình.
Trả lời:
Mục lục
Chào bạn! Dưới đây là câu trả lời chuyên gia gửi tới bạn.
Đi ngoài ra máu đỏ thẫm có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu là tình trạng dễ gặp, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý khác nhau. Do vậy, để đánh giá đi ngoài ra máu đỏ thẫm có nguy hiểm hay không còn cần căn cứ vào từng trường hợp.
Không biết lượng máu khi đi ngoài mỗi ngày, màu sắc của máu và tần suất đi ngoài ra máu của bạn như thế nào?
Trong trường hợp bạn đi ngoài ra máu với số lượng ít kèm theo đau bụng sau khi ăn các loại đồ ăn cay nóng, hay sử dụng các chất kích thích như bia, rượu… thì rất có thể hiện tượng này có nguyên nhân do táo bón. Lúc này, đi ngoài ra máu đỏ thẫm sẽ không quá nguy hiểm. Tình trạng này sẽ tự hết khi bạn cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn.

Tuy vậy, đi ngoài ra máu cũng có thể phản ảnh nhiều bệnh lý khác nhau trong đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, bệnh Crohn… Trong trường hợp này, bạn sẽ nhận thấy tình trạng bị đi ngoài ra máu đỏ xuất hiện với tần suất khá cao. Máu có thể đỏ tươi hay đỏ thẫm, lượng ít hay nhiều, tùy vào vị trí của vùng tổn thương nằm ở đầu hay cuối ống tiêu hóa. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp một vài triệu chứng khác như: đau bụng, đi ngoài bất thường, phân lỏng nát hay táo bón, phân có lẫn nhầy…
Lúc này, đi ngoài ra máu lại được đánh giá là tình trạng báo động cơ thể của bạn đang gặp vấn đề.
Rất nhiều người nhận thấy cơ thể mình có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng lại chủ quan, không đi thăm khám vì nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thì hiện tượng đi ngoài ra máu sẽ không tự hết được. Ban đầu, đi ngoài ra máu đỏ chỉ gây thiếu máu nhẹ, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi suy nhược… Nhưng càng chủ quan để bệnh kéo dài mà không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ càng nặng hơn. Thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe như:
Xuất huyết tiêu hóa: Do các tổn thương lan rộng gây xuất huyết ồ ạt. Bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, đỏ, máu khô hay chảy thành giọt, tia…
Thủng dạ dày, ruột non hay đại tràng: Do tình trạng viêm, loét đại tràng mức độ nặng làm bào mòn lớp niêm mạc đại tràng và ăn sâu vào các tế bào nội mạc.
Ung thư: Viêm nhiễm, tổn thương kéo dài làm tăng sinh các tế bào ác tính, hình thành các khối u trong đường tiêu hóa, đe dọa tính mạng người bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Vậy, bạn cần làm gì khi bị đi ngoài ra máu đỏ thẫm thường xuyên?
Đi thăm khám bác sĩ
Thăm khám bác sĩ là việc đầu tiên bạn cần làm khi thường xuyên bị đi ngoài ra máu đỏ. Vì chỉ khi hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh, bạn mới có thể điều trị triệt để tình trạng này, tránh những triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm khác.
Hỏi bệnh

Khi đi thăm khám, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh bạn một số câu hỏi như:
- Bạn bắt đầu đi ngoài ra máu đỏ khi nào?
- Mức độ đi ngoài ra máu ít hay nhiều?
- Máu có màu đen hay đỏ, tươi hay đông?
- Có triệu chứng gì khác không?
- Trong gia đình có ai mắc các bệnh lý nào không?
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt.
- Các câu hỏi kèm theo như tiền sử về bệnh huyết áp cao, viêm loét dạ dày, tiểu đường… không?
Sau đó, dựa vào các kết quả thăm khám sơ bộ ban đầu, bạn sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để theo dõi, thăm dò chức năng của hệ tiêu hóa.
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng
Nội soi là phương pháp quan trọng nhất, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý đường tiêu hóa mà bệnh nhân có thể mắc phải. Phương pháp này sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera có thể đi được từ miệng hay hậu môn giúp quan sát bên trong lòng đại tràng, ruột non hay dạ dày. Các hình ảnh thu lại từ phương pháp này cho phép phát hiện ra các tổn thương tại ống tiêu hóa, giúp xác định chẩn đoán bệnh.
Biện pháp này có ưu điểm là:
- An toàn, không gây biến chứng.
- Cho kết quả hình ảnh rõ nét, chi tiết để chẩn đoán chính xác hơn.

Tuy vậy, phương pháp này lại có nhược điểm là có thể gây đau cho bệnh nhân. Nhằm khắc phục nhược điểm này, bệnh nhân có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp nội soi:
Nội soi không gây mê: Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình nội soi, do vậy có thể có cảm giác đau, khó chịu trong quá trình thực hiện.
Nội soi gây mê: Phương pháp này giúp người bệnh không có cảm giác đau hay khó chịu khi nội soi. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, điện tim, X – quang tim phổi, xét nghiệm nước tiểu… để phòng ngừa các biến chứng xảy ra trước khi gây mê và nội soi.
Để đánh giá sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như:
Xét nghiệm máu: Đánh giá số lượng các tế bào máu, cụ thể hồng cầu để đánh giá lượng máu mất qua phân, bạch cầu phản ánh tình trạng nhiễm trùng của cơ thể và số lượng tiểu cầu có liên quan đến tình trạng chảy máu bất thường của cơ thể.
Xét nghiệm phân: Mục đích tìm máu và vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa.
Chụp X – quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho kết quả hình ảnh để xác định các tổn thương tại đường tiêu hóa. Trong đó, chụp X – quang được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp nghi ngờ đứt ruột, thủng đại tràng. Còn chụp CT giúp phát hiện biến chứng của bệnh viêm đại tràng.
Kết luận và đưa ra phương án điều trị
Dựa vào các kết quả xét nghiệm trên, bác sĩ có thể kết luận chính xác tình trạng mà bạn đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Ví dụ:
- Viêm đại tràng: Sử dụng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh… kết hợp thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt.
- Viêm dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế tiết acid dạ dày hay thuốc kháng Histamin H1 kết hợp thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt.
- Bệnh Polyp đại tràng: Dùng thuốc làm teo polyp, cắt bỏ ngay khi nội soi hay phẫu thuật cắt bỏ polyp nếu khối polyp có kích thước lớn.
Thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt
Thay đổi thói quen ăn uống khoa học hơn
Đi ngoài ra máu đỏ thẫm do bệnh lý hay nguyên nhân sinh lý thì đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị bệnh theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bạn nên quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đi ngoài ra máu.
Bệnh nhân nên ăn:
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: bơ, cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, mồng tơi, thanh long, vừng đen…
- Thức ăn mềm như: cháo loãng, súp, canh, đồ ăn hầm nhừ… để hạn chế tổn thương niêm mạc ruột.
- Bổ sung thực phẩm giàu magie: ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, rau dền, các loại hải sản…
- Bổ sung thêm vitamin C giúp giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng: chanh, cam, bưởi, ổi…

Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối hạn chế ăn các thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn cay, nóng do có thể gây táo bón, khiến tình trạng đi ngoài ra máu đỏ trầm trọng thêm.
- Các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt trâu, thịt dê.
- Chuối tiêu xanh, đu đủ xanh do chứa nhiều hoạt chất pectin, có thể gây táo bón.
- Đồ ăn nhiều đường làm giảm nhu động ruột, làm tăng khả năng bị táo bón và đi ngoài ra máu đỏ.
- Rượu, bia và các chất kích thích khác.
Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tác động tốt tới quá trình hồi phục bệnh.
Bạn nên:
Tập thói quen tốt khi đại tiện: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đại tiện để phòng ngừa viêm nhiễm. Bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện vào các giờ nhất định trong ngày, không nên rặn mỗi khi đi đại tiện.
Thường xuyên vận động: Hãy tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu, nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Giữ tâm trạng thoải mái: Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái bởi lẽ stress hay tâm trạng tiêu cực có thể gây ảnh hưởng tới nhu động ruột, lưu thông máu làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý đường tiêu hóa gây đi ngoài ra máu đỏ thẫm.
Ngoài ra, với trường hợp đi ngoài ra máu đỏ thẫm do bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn có thể ngâm hậu môn trong bồn nước ấm để giảm đau.
Cải thiện nhờ các bài thuốc dân gian
Phương pháp dân gian có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn và lành tính. Các hoạt chất có trong thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng đi cầu ra máu đỏ khá tốt. Bạn có thể tham khảo để áp dụng tại nhà:
Sử dụng lá ngải cứu

Ngải cứu là loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình, đồng thời cũng là vị thuốc Đông y quý. Lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và nhuận tràng nên có tác dụng trị các bệnh về đường tiêu hóa như: táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu đỏ…
Bạn có thể ăn các món ăn với lá ngải cứu, hoặc giã lá ngải cứu đắp lên vùng hậu môn để giảm đi ngoài ra máu đỏ thẫm do bệnh trĩ.
Sử dụng mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng có các thành phần như tanin và conessin, có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài ra máu đỏ, đau bụng… ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính, viêm ruột…
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần sắc nước mộc hoa trắng uống đều đặn mỗi ngày. Bạn cũng có thể kết hợp thêm với với các thảo dược khác như khổ sâm, bạch truật, vỏ rụt để tăng hiệu quả điều trị.
☛ Tham khảo thêm: Đừng bỏ qua, đi ngoài ra máu hồng là dấu hiệu bệnh lý!
Giải pháp cải thiện đi ngoài ra máu đỏ thẫm do viêm đại tràng
Trong trường hợp đi ngoài ra máu đỏ thẫm do bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền với các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… kết hợp cùng nghiên cứu hiện đại là chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: Thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Cao Bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, đầy hơi khó tiêu, đi ngoài ra máu đỏ, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng cấp.
- Chống viêm, loét đại tràng và tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS dùng cho các đối tượng:
- Người bệnh mắc các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt…
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
- Người bị viêm đại tràng đã sử dụng thuốc Đông y, Tây y mà không cải thiện.
- Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra máu đỏ, gầy sút cân…
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ từ các chuyên gia của daitrangcothat.vn, rất mong đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng này. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để xác định được nguyên nhân gây bệnh và có phương án đẩy lùi tình trạng này. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi đến tổng đài 1800.1506 (miễn cước gọi) trong giờ hành chính để được giải đáp.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn