Viêm đại tràng xung huyết dễ gặp ở những bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Các bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây.
Mục lục
- Viêm đại tràng xung huyết là gì?
- Triệu chứng bệnh viêm đại tràng xung huyết
- Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng xung huyết
- Bệnh viêm đại tràng xung huyết có nguy hiểm không?
- Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết
- Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào?
- Làm sao để phòng ngừa biến chứng viêm đại tràng xung huyết?
- Tràng Phục Linh PLUS- Giải pháp hỗ trợ bệnh viêm đại tràng xung huyết
Viêm đại tràng xung huyết là gì?
Đại tràng hay còn được gọi là ruột già, là phần gần cuối của hệ tiêu hóa, có tác dụng lưu trữ thức ăn đã được tiêu hóa, hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn, phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn. Đây cũng là khu vực chứa và đào thải phân ra ngoài, nên chúng là nơi thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, đại tràng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất, điển hình là bệnh viêm đại tràng.
Viêm đại tràng xung huyết là hiện tượng lượng máu trong các mạch máu bên trong niêm mạc tăng cao, khiến cho đại tràng bị bị phù nề, sưng viêm. Viêm đại tràng xung huyết cũng có thể tiến triển cấp hoặc mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm đại tràng xung huyết được chia thành 2 dạng:
- Dạng 1: Do bị phình đại tràng bẩm sinh( nguyên do là các hạch thần kinh làm đại tràng bị phù)
- Dạng 2: Do các vi khuẩn xâm nhập trong lòng đại tràng gây viêm nhiễm, phù nề tấy đỏ.
Xung huyết đại tràng và xuất huyết đại tràng là 2 hiện tượng khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn tưởng đó là 1 bệnh. Bạn có thể phân biệt 2 hiện tượng này như sau:
Xung huyết đại tràng:
Xung huyết đại tràng là hiện tượng lưu lượng máu bên trong niêm mạc đại tràng tăng lên gây sưng và viêm loét. Thông thường, xung huyết đại tràng dễ gặp ở những người bị viêm đại tràng mãn tính. Chúng thường gây những tổn thương lan toả lớp niêm mạc và dưới niêm mạc chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng.
Xuất huyết đại tràng:
Xuất huyết đại tràng là hiện tượng chảy máu bên trong niêm mạc đại tràng. Bệnh được có triệu chứng điển hình là đi ngoài phân màu đen hoặc phân có dính máu. Khi xuất huyết nặng, người bệnh có thể chảy máu ồ ạt gây thiếu máu nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng xung huyết
Đau bụng
Đau bụng là triệu điển hình của bệnh viêm đại tràng xung huyết. Cơn đau có lúc âm ỉ, lúc đau quặn dữ dội từng cơn dọc theo khung đại tràng.
Triệu chứng đau này cũng khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với cơn đau thượng vị. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, bạn có thể thấy cơn đau do viêm đại tràng xung huyết dữ dội và âm ỉ hơn. Những cơn đau này kéo dài nhiều năm và dễ tái phát khi người bệnh mệt mỏi, căng thẳng quá độ hoặc khi thời tiết thay đổi.
Rối loạn tiêu hóa
Ngoài biểu hiện đau bụng, người bệnh viêm đại tràng xung huyết còn gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như:
- Đầy bụng, chướng hơi.
- Phân rắn, phân lỏng nát bất thường xen kẽ.
- Có cảm giác buồn nôn sau khi ăn, sau khi nôn người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
- Thường xuyên cảm thấy buồn đại tiện nhưng không đi được – mót rặn nhưng cũng khó đi, tiêu chảy tăng dẫn đến mất nước, cơ thể mệt mỏi và uể oải.
- Đại tiện có thể kèm máu nhầy.
Những dấu hiệu trên khiến người bệnh viêm đại tràng xung huyết thường: mệt mỏi, da xanh xao, sụt cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể… Vì vậy, nếu thấy triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, phân rắn, nát thất thường, luôn có cảm giác buồn nôn, suy nhược cơ thể, xuất hiện máu nhầy trên 4 lần/ ngày khi đi đại tiện kèm sốt bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi hiện tượng đi ngoài ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm đại tràng xung huyết, nếu tình trạng xung huyết không cầm được máu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng xung huyết
Viêm đại tràng xung huyết xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ở người viêm đại tràng mãn tính. Từ đó các tổn thương ở đại tràng sẽ trở nên nghiêm trọng và dễ gây ra những biến chứng như xuất huyết và xung huyết đại tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân cần kể đến:
Vi trùng, vi khuẩn
Viêm đại tràng xung huyết chủ yếu xảy ra do nhiễm vi trùng, vi khuẩn hoặc hại khuẩn trong đường ruột gia tăng quá mức. Độc tố trong các vi khuẩn có hại kích thích phản ứng xung huyết ở vùng niêm mạc và gây viêm đại tràng xung huyết.
Lạm dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ chống lại các vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi trong cơ thể cũng có thể bị tiêu diệt khiến niêm mạc đại tràng dễ bị viêm loét và tổn thương. Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, lớp lông nhung bị trơ trọi dẫn tới bề mặt niêm mạc đại tràng ngày càng bị viêm nhiễm và xung huyết nặng nề hơn.
Sử dụng nhiều chất kích thích
Thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn có thể là nguyên nhân gây tổn hại niêm mạc đại tràng. Bên cạnh đó, một số loại cà phê, trà, chocolate hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng là các tác nhân gây ra tình trạng viêm đại tràng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, khiến kích thích đường ruột bài tiết dịch mật nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Lượng axit trong dịch mật sẽ làm tổn hại đại tràng gây nguy cơ xuất huyết đại tràng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ăn những thức ăn tái, sống, sử dụng nước chưa đun sôi, không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây hại cho dạ dày như Clostridium difficile, Shigella, Salmonella, E. coli…Độc tố từ các vi khuẩn này khiến mạch máu kích thích, đại tràng giãn rộng và gây ra hiện tượng xung huyết
Nhiễm độc tố, hóa chất
Độc tố, hóa chất từ các loại thực phẩm, vi khuẩn và nước uống có thể gây hiện tượng giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu, gây viêm, sưng phù nề gây ra tình trạng viêm đại tràng xung huyết.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng xung huyết như: hóa xạ trị điều trị ung thư, hệ miễn dịch suy giảm, tuổi cao, hút thuốc lá…
Bệnh viêm đại tràng xung huyết có nguy hiểm không?
Bệnh viêm đại tràng xung huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Xung huyết mãn tính
Bệnh xuất huyết đại tràng nếu không được điều trị sớm, có thể tiến triển thành xuất huyết mãn tính bởi vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong ruột già. Khi bệnh chuyển thành mãn tính thường có đặc tính dai dẳng, dễ tái đi tái lại và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Xuất huyết đại tràng
Viêm đại tràng xung huyết gây chảy máu đại tràng, nếu để lâu khiến người bệnh mất máu, thiếu máu. Triệu chứng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, khi vết xung huyết lâu ngày không được điều trị, vết viêm loét niêm mạc ăn sâu vào lớp bên trong gây bào mỏng thành ruột già dẫn đến thủng đại tràng.
Xuất huyết đại tràng
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng đi ngoài ra máu có nguy hiểm? Trị thế nào?
Phình đại tràng
Phình đại tràng được coi là một trong những biến chứng của viêm đại tràng xung huyết. Phình đại tràng là sự giãn nở bất thường của đại tràng đi kèm với tê liệt các nhu động ruột, bệnh thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn kèm những biểu hiện như đau quặn bụng từng cơn, táo bón kéo dài, bụng đầy hơi, căng tức…
Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của viêm đại tràng xung huyết nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Các tế bào ung thư có thể phát triển và di căn ra các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của hệ tiêu hóa như đi ngoài ra máu, tiêu chảy, táo bón kéo dài…bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Các biến chứng khác
Ngoài các biến chứng kể trên, viêm đại tràng xung huyết cũng có thể gây ra một số biến chứng như rối loạn điện giải, hạ huyết áp (do mất nước và muối khoáng), thủng ruột, tắc ruột,…
Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết
Khám sơ bộ
Khám sơ bộ là phần không thể bỏ qua để chẩn đoán bệnh viêm đại tràng xung huyết, bởi nó giúp bác sĩ đưa ra đánh giá ban đầu về bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để cho ra kết luận cuối cùng và phương hướng điều trị thích hợp. Một số câu hỏi bác sĩ thường sử dụng:
- Bạn thấy các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
- Đau tại khu vực nào? Cơn đau ra sao? Tần suất thế nào?
- Tiêu hóa ra sao? Có đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy hay táo bón không?
- Dấu hiệu phân thế nào?
- Có bệnh lý nào khác không?
- Có đang sử dụng thuốc gì không?
Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi như: chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống… điều này giúp bác sĩ định hướng nguyên nhân gây viêm đại tràng xuất huyết để đưa ra phác đồ điều trị sát nhất và giảm nhanh triệu chứng của bệnh.
Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán các bệnh về tiêu hóa. Để thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm có kích thước nhỏ và nhẹ, được gắn camera ở một đầu đưa xuống đại tràng từ miệng, mũi hoặc đưa từ hậu môn để thăm khám nhằm mục đích phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc ruột già. Từ hình ảnh camera đưa lại kết nối với màn hình bên ngoài, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ vị trí tổn thương, viêm loét nếu có và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp nội soi mang lại hiệu quả và chính xác các bệnh lý về tiêu hóa. Thực hiện nội soi kéo dài dưới 30 phút hoặc lâu hơn nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào như xung huyết đại tràng hoặc chảy máu cần phải xử lý.
Chụp X-quang đại tràng
Phương pháp chụp X-quang đại tràng thường được chỉ định với những người già và tình trạng sức khỏe yếu. Với những trường hợp nghi ngờ thủng đại tràng, dính ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng phương pháp chụp X-quang.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám đại tràng ở bệnh viện nào uy tín, tốt nhất?
Xét nghiệm máu, phân, nước tiểu
Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân là các xét nghiệm sinh hoá được sử dụng phổ biến mà người bệnh nên thực hiện định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào?
Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, bệnh viêm đại tràng xung huyết chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là giúp giảm bớt triệu chứng, giảm viêm, phù nề sưng đỏ và ổn định tình hình, ngăn ngừa biến chứng.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng xung huyết và áp dụng đơn thuốc khác nhau, một số loại thuốc thường được sử dụng:
Steroid
Prednisolone là một loại thuốc được gọi là corticosteroid hay steroid có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể, do đó nó có tác dụng giảm viêm. Chính vì vậy, đây là loại thuốc kháng viêm được sử dụng cho viêm đại tràng xung huyết.
Thuốc được bào chế dưới dạng đường uống, thuốc đạn hoặc thuốc xổ. Sử dụng với liều đầu tiên 20–40mg/ ngày, sau đó giảm dần còn khoảng 5–15mg/ ngày.
Steroid được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Mất ngủ
- Lo lắng, hồi hộp
- Tăng cân nhanh
- Da mỏng, nhìn rõ tia máu dưới da
- Da nổi mụn
5-ASA
Thuốc 5-ASA còn có tên gọi khác là 5-aminosalicylic acid hay Mesalazine giúp chống viêm, điều trị các bệnh đường ruột như viêm loét đại tràng, viêm đại tràng sigma và viêm trực tràng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và thuốc đạn.
- Thuốc đạn thường được sử dụng đặt hậu môn- trực tràng bởi nó có đặc tính thẩm thấu.
- Thuốc viên nén thì nên uống với nhiều nước, dùng 4 – 6g/ ngày, chia 3 lần.
Thuốc 5-ASA khá an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp có thể gặp phải triệu chứng:
- Phát ban, đốm đỏ trên da.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Đau đầu, choáng váng.
Ngoài ra, thuốc 5-ASA chống chỉ định dùng cho các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Những trường hợp suy thận nặng, rối loạn chức năng gan, tắc ruột, hẹp môn vị.
- Những người quá mẫn với một số thành phần của thuốc.
Flagyl
Thuốc flagyl với thành phần là metronidazole được sử dụng trong điều trị bệnh do amip, nhiễm trùng đường tiêu hoá như viêm xung huyết đại tràng, viêm đại tràng mãn tính. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc viên và thuốc tiêm.
Để điều trị nhiễm trùng kết ruột, viêm loét dạ dày do vi khuẩn C. difficile và vi khuẩn Hp gây ra, bác sĩ kết hợp Flagyl cùng thuốc khác với liều lượng 750mg x3 lần/ ngày, điều trị khoảng 10 ngày.
Một số trường hợp sử dụng flagyl có thể gặp tác dụng phụ như:
- Nôn, buồn nôn, đau đầu
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Nước tiểu sẫm màu
- Xuất hiện những vết loét nhỏ tại miệng.
Debridat
Debridat là một loại thuốc dùng để điều hòa nhu động ruột. Thuốc dùng để chỉ định điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng xung huyết, hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) và cũng có thể dùng sau khi phẫu thuật ruột. Debridat được bào chế dưới dạng viên nén.
Liều lượng sử dụng thông thường: 1-2 viên/ lần. Uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn.
Sử dụng Debridat có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Buồn ngủ
- Mệt mỏi,chóng mặt
- Khô miệng
- Tiêu chảy, táo bón
Trên đây không phải là những triệu chứng đầy đủ của tác dụng phụ, với mỗi người khác nhau có thể xả ra những triệu chứng không mong muốn khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng.
Điều trị bằng phẫu thuật
Điều trị viêm đại tràng xung huyết bằng biện pháp phẫu thuật khi đã áp dụng điều trị bằng nội khoa không mang lại kết quả. Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng bị xung huyết. Khi ấy tình trạng xung huyết của niêm mạc đại tràng sẽ hết, tuy nhiên chức năng của đại tràng có thể bị suy giảm phần nào do mất đi một đoạn ruột già.
Có hai phương pháp phẫu thuật: Mổ nội soi, và mổ hở, tùy theo tình trạng và cơ địa của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Làm sao để phòng ngừa biến chứng viêm đại tràng xung huyết?
Kiểm tra sức khỏe định kì
Kiểm tra sức khỏe định kì là phương pháp nhằm phát hiện ra những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi bạn có những triệu chứng rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có dính máu, phân không thành khuôn, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để diễn biến nặng, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên tầm soát ung thư đại tràng theo định kì 6 tháng/ần để phát bệnh sớm và có phương điều trị kịp thời, tránh những diễn biến khó lường nguy hiểm tới tính mạng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm dễ tiêu hóa.
- Tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu acid béo omega 3 như cá hồi, cá thu các trích, cá mối.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống 1,5-2 lít nước giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp đại tràng hoạt động trơn tru hơn.
- Tránh ăn những loại thực phẩm gây kích thích lên niêm mạc đại tràng như thực phẩm nhiều dầu mỡ, rau sống, thức ăn tái, gỏi, nhiều gia vị cay nóng…
- Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích.
- Nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi để bổ sung thêm lượng chất xơ.
Tăng cường vận động
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người bị bệnh đại tràng thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể, nhất là chứng táo bón. Chính vì vậy, người bệnh viêm đại tràng xung huyết cần vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Nên tập từ các bài đơn giản đến phức tạp như tập thở sâu, đi bộ, bơi, cầu lông….
Chú ý: Tránh tập luyện quá sức, không nên uống nhiều nước trước và sau khi tập.
Thư giãn, hạn chế căng thẳng, stress
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thần kinh và hệ tiêu hóa. Tân lý thường xuuyeen căng thẳng mệt mỏi sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm đại tràng xug huyết. Chính vì vậy, người bệnh viêm đại tràng cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần thư thái, hạn chế stress, lo âu và có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý
Tràng Phục Linh PLUS- Giải pháp hỗ trợ bệnh viêm đại tràng xung huyết
Người mắc viêm xung huyết đại tràng thường đối mặt với rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, táo bón hoặc tiêu chảy… Chính vì vậy, để điều trị viêm xung huyết đại tràng, người bệnh cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá tránh để xung huyết lâu ngày dẫn đến xuất huyết đại tràng.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Để giải quyết tình trạng trên, Tràng Phục Linh PLUS chính là một giải pháp hỗ trợ an toàn.
Tràng Phục Linh PLUS có thành phần gồm ImmuneGamma, 5-HTP và 4 loại cao dược liệu quý (Bạch truật, Bạch phục linh, Bạch thược và Hoàng bá). Trong khi ImmuneGamma giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch, 5-HTP là một phát minh đột phá làm giảm nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát…
Đặc biệt, Tràng Phục Linh PLUS được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.
Viên uống Tràng Phục Linh PLUS dành cho các trường hợp sau:
- Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng kích thích, đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng, rối loạn chức năng đại tràng)
- Viêm đại tràng cấp và mãn tính
- Các rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn