Hội chứng ruột kích thích gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nếu được phát hiện sớm, có hướng điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu mà bệnh mang lại. Vậy các triệu chứng cần chú ý của hội chứng ruột kích thích là gì, mời bạn theo dõi chi tiết nội dung dưới đây.
Mục lục
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là đại tràng kích thích, đại tràng thần kinh, đại tràng co thắt. Đây là tình trạng rối loạn chức năng ruột già nhưng không có tổn thương tại ruột.
Hội chứng ruột kích thích được chia làm 4 nhóm dựa theo triệu chứng tiêu biểu của từng nhóm:
- IBS – D ( thể tiêu chảy)
- IBS – C (thể táo bón)
- IBS – M (Vừa tiêu chảy vừa táo bón)
- IBS – U (Không hay tiêu chảy cũng như táo bón)
2. Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
2.1. Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất khi mắc hội chứng ruột kích thích, cũng là căn cứ chính trong công tác chẩn đoán bệnh. Mặc dù vậy, đau bụng là một triệu chứng phổ thông và khó có thể phán đoán rằng có phải bạn đã bị hội chứng ruột kích thích không nên cần tham khảo thêm các triệu chứng đi kèm khác.
Thông thường, ruột và não làm việc cùng nhau để kiểm soát tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và các tín hiệu do vi khuẩn tốt sống trong ruột của bạn phát ra. Những dấu hiệu này có thể khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau. Những cơn đau này thường xảy ra ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng.
Dưới đây là đặc điểm cơn đau của hội chứng ruột kích thích:
- Vị trí đau bụng của hội chứng ruột kích thích này thường không cố định, lúc đau trên, lúc đau dưới rốn, và có thể đau liên tục hoặc theo từng cơn tùy theo từng thể trạng của bệnh nhân.
- Cơn đau thường xuất hiện đột ngột trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày gây mệt mỏi và đau đớn không đáng có cho người bệnh. Nhiều khi cơn đau đến quá dữ dội khiến phải ngừng hết mọi hoạt động để chịu đựng nó.
- Cơn đau có thể tăng cường độ lên sau khi ăn, hoặc khi tinh thần căng thẳng, lo âu và giảm sau khi đại tiện. Nếu đau ban đêm, bệnh nhân có thể mất ngủ và thức dậy giữa đêm.
2.2. Tiêu chảy
Theo nghiên cứu đã chỉ ra, hội chứng kích thích thể tiêu chảy (IBS-D) chiếm tới 1/3 số bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Những đối tượng thuộc nhóm này trung bình 1 tuần đi cầu 12 lần, gấp đối số người không mắc hội chứng ruột kích thích
Những đối tượng thuộc nhóm IBS-D trong ruột quá trình vận chuyển thức ăn diễn ra nhanh, thúc giục nhu động ruột, khiến bệnh nhân lo lắng, căng thẳng về việc bị tiêu chảy đột ngột nên bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn
Phân lỏng, phải đi vệ sinh liên tục có thể là triệu chứng của hội chứng kích thích đường ruột. Số lần đi ít nhất là 3 lần trên ngày, buộc phải đi khi vừa dậy, vừa ăn xong, cảm giác muốn đi tiếp ngay sau khi đi.
Nếu tiêu chảy có kèm sốt, đau bụng, mất nước liên tục thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra vì mất nước quá nhiều có thể gây ra tình trạng nguy hiểm cho cơ thể thậm chí là tử vong.
2.3. Chất nhầy trong phân
Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường sẽ xuất hiện chất nhầy trong phân. Chất nhầy được tạo ra bởi đại tràng và là một phần của quá trình sinh lý bình thường. Hầu như ai cũng có thể xuất hiện triệu chứng này ở một thời điểm nào đó nhưng nó thường tăng nhiều hơn ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Lưu ý, người bị hội chứng ruột kích thích không bao giờ đi ngoài kèm máu, bởi IBS không gây ra tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Do đó, triệu chứng này xuất hiện thì không phải là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích.
2.4. Táo bón
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích gây táo bón chiếm ưu thế nhất khoảng gần 50% số người mắc bệnh có triệu chứng này.
Thời gian vận chuyển bình thường của phân trong ruột chậm khiến ruột hấp thụ nhiều nước hơn từ phân, do đó khiến bạn khó đi tiêu, gây nên tình trạng táo bón
Nếu chế độ ăn uống của bạn vẫn có rau xanh đầy đủ, sinh hoạt điều độ nhưng táo bón vẫn xuất hiện bất thình lình thì bạn nên xem xét đến khả năng mắc hội chứng ruột kích thích.
Lúc đầu, táo bón diễn ra từng đợt nhưng sau đó kéo dài và thường xuyên hơn. Ngoài ra, khi bị táo bón thường kèm cảm giác căng trướng bụng và đầy hơi.
2.5. Táo bón và tiêu chảy luân phiên
Nhóm IBS-M vừa tiêu chảy vừa táo bón, nhóm này có khoảng 20% bệnh nhân hội chứng ruột kích thích bị. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích này liên quan đến chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.
Loại táo bón và tiêu chảy luân phiên của hội chứng ruột kích thích này ở mỗi người có dấu hiệu khác nhau. Cứ sau một đợt táo rồi lại đến một đợt tiêu. Vì vậy triệu chứng này khá nghiêm học, đòi hỏi cần theo dõi sát sao và cần điều trị kịp thời hơn.
2.6. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng
Theo thống kê nghiên cứu, chứng đầy hơi là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là 83%. Khi bị hội chứng ruột kích thích dẫn đến cơ thể sản xuất khí nhiều hơn trong ruột nên bạn thấy có triệu chứng bị đầy hơi, chướng bụng
Do tích trữ nhiều khí trong dạ dày nên khi có rối loạn sẽ dẫn đến sôi bụng và ợ hơi, ợ chua. Bệnh nhân luôn có cảm giác bụng ậm ạch khó chịu, thậm chí khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt công việc hàng ngày. Từ những cảm giác đó còn gây ra sự chán ăn, đầy bụng và gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, cũng như thiếu chất dinh dưỡng ở người lớn.
2.7. Thấy cục cứng ở bụng
Khi bị đau do hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể sờ nắn thấy những cục cứng nổi ở thành bụng, đôi khi ở vùng thượng vị, bên phải hay bên trái. Đau kèm theo mất ngủ.
2.8. Lo lắng, căng thẳng tâm lý
Trong một cuộc nghiên cứu và thống kê trên 94.000 người bao gồm cả nam giới và nữ giới cho thấy có đến 50%-70% người mắc hội chứng ruột kích thích có nguy cơ rối loạn tâm trạng trầm cảm, lo âu, stress. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, biện pháp giảm lo lắng, stress kiểm soát các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khá hữu hiệu.
Khi bị các triệu chứng trên, người bệnh thường mệt mỏi, stress nên dễ làm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng nề hơn. Từ đó cũng sinh ra cảm giác bất an, mất ngủ liên tục và suy nhược cơ thể.
2.9. Mệt mỏi và khó ngủ
Trong một cuộc nghiên cứu và thống kê cho thấy khoảng 160 người trưởng thành được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy yếu sức trong công việc, các hoạt động giải trí và tương tác xã hội. Hơn một nửa số người bị hội chứng ruột kích thích cảm thấy mệt mỏi thường xuyên và ảnh hưởng tới giấc ngủ, ngủ không đủ giấc và thấy mệt mỏi, không tỉnh táo vào sáng hôm sau và có thể làm triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.
2.10. Các triệu chứng khác
- Hồi hộp,
- Tim đập nhanh,
- Khó thở
- Cơ thể suy nhược
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt triệu chứng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Công tác hỏi bệnh xác định triệu chứng
Để xác định được bệnh, bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải để đánh giá và chẩn đoán bệnh.
Những vấn đề bạn đang gặp phải: đau bụng, khó chịu diễn ra ít nhất 6 tháng gần đây.
Hội chứng kích thích đường ruột được xác định qua các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích như: đau bụng tái phát lặp lại, ít nhất mỗi ngày, mỗi tuần trong 3 tháng gần đây và:
- Cảm thấy bụng dễ chịu hơn khi đi cầu
- Phân của bạn thay đổi: khó hơn hoặc mềm hơn bình thường khi bạn đau bụng và khó chịu
- Khi bạn bị đau hoặc cảm thấy không thoải mái, vận động ruột của bạn hoặc là ít nhiều thường xuyên hơn bình thường.
Nếu bạn trải qua tất cả những yếu tố trên đồng thời không xuất hiện thêm những yếu tố cho bệnh khác như: giảm cân nhanh chóng, có sốt, máu lẫn trong phân thì bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc hội chứng kích thích đường ruột trước khi cho bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để chắc chắn hơn về bệnh.
Bệnh hội chứng đường ruột kích thích không có xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh, mà mục đích của xét nghiệm này chủ yếu để loại trừ chẩn đoán các bệnh khác.
Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị hội chứng ruột kích thích, phải được thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiêm phân, nội soi ruột, chụp Xquang
Xem chi tiết: Các xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Giải pháp đẩy lùi các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
- Người bệnh cần ăn uống đủ bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm tải cho đường ruột.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa, hạn chế các thực phẩm khiến các triệu chứng của bệnh càng thêm nặng.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Cung cấp dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể, người bệnh bổ sung thực phẩm nhiều chất bột như ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bột yến mạch.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Có tác dụng điều hòa chức năng ruột và chống táo bón đồng thời hỗ trợ trong chữa hội chứng ruột kích thích. Chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhưng lại có thể gây đau bụng khi sử dụng quá nhiều. Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà điều chỉnh lượng chất xơ cho phù hợp.
Người bệnh cần tránh những thực phẩm sau:
- Các thực phẩm gây đầy bụng, chướng hơi: Cải bắp, bông cải, hành, tỏi, …
- Những loại thức ăn này gây kích thích niêm mạc ruột khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị khiến người bệnh khó tiêu hóa
- Hạn chế đường và các chất tạo ngọt
- Hạn chế uống sữa nếu người bệnh không dung nạp lactose dẫn đến tiêu chảy trầm trọng hơn.
Giảm stress, căng thẳng
Giảm stress và những căng thẳng trong cuộc sống, thư giãn cho các cơ bắp, làm chậm nhịp tim. Người bệnh cần tạo ra những thói quen tốt để thay đổi chính mình. Mục đích của việc này là nhập vào trạng thái thoải mái để có thể đương đầu với stress.
Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Đông Y, hoặc để phòng và ngăn ngừa bệnh hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có tác dụng làm giảm kích thích lên đại tràng từ đó cải thiện tình trạng bệnh, phòng tái phát và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đó là Tràng phục Linh Plus. Bởi đây là sản phẩm hàng đầu tại Việt Nam dành riêng cho bệnh nhân Đại tràng co thắt và Hội chứng ruột kích thích với những ưu điểm vượt trội:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát
Tràng Phục Linh PLUS dành cho hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt. Bởi sản phẩm là sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn