Gừng là gia vị quen thuộc của Việt và cũng là loại dược liệu phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa. Nhiều người thắc mắc đau bụng đi ngoài uống nước gừng được không, cách sử dụng thế nào? Vậy, để giải đáp băn khoăn, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Gừng và lợi ích với sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của gừng
Thành phần dinh dưỡng của củ gừng ( 100g)
- Chất đạm: 1,82g
- Vitamin B3: 0,75mg
- Vitamin B5: 1,203mg
- Vitamin B6: 0,16mg
- Vitamin C: 5mg
- Vitamin E: 0,26mg
- Canxi: 16mg
- Sắt: 0,6mg
Trong 1 muỗng canh gừng, giá trị dinh dưỡng gồm có:
- Calo – 4,8g
- Carbohydrate – 1,07g
- Protein – 0,11g
- Chất xơ – 0,12g
- Chất béo – 0,5g
Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: photpho, folate, niacin, kali, magie, kẽm, riboflavin…
Lợi ích của củ gừng đem lại
Điều trị bệnh về đường tiêu hóa
Theo Đông y, gừng có tính cay nóng nên có tác dụng rất tốt trong trị các chứng chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Vì vậy, gừng được coi là vị thuốc tuyệt vời dùng để trị các chứng bệnh tiêu hóa và đường ruột. Những trường hợp chán ăn, ăn uống không tiêu có thể dùng gừng để kích thích tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chống viêm
Theo y học hiện đại nghiên cứu, trong gừng chứa gingerol và shogaol giúp giảm đau, kháng viêm rất tốt có thể giúp điều trị cơn đau mạn tính hoặc cấp tính. Các tinh dầu có trong gừng hoạt động như chất chống viêm và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Giảm cholesterol và ngăn ngừa tiểu đường
Nghiên cứu ở bệnh nhân có lượng cholesterol cao trong máu sử dụng gừng cho thấy kết quả tương đối tốt, nồng độ cholesterol trong máu giảm rõ rệt, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.
Chữa cảm lạnh
Gừng có tính nóng nên sử dụng chữa cảm lạnh rất hiệu quả. Đặc biệt, khi dùng gừng cùng nước ấm sẽ giúp giãn nở mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu.
Ngoài ra, củ gừng còn có tác dụng cải thiện triệu chứng buồn nôn, đau họng, viêm họng, giảm cân, điều trị chứng mất ngủ…
Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Đau bụng đi ngoài uống nước gừng có tốt không?
Theo y học cổ truyền, gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm thường được sử dụng làm giảm tình trạng co thắt dạ dày- ruột, giảm đau bụng, hỗ trợ làm ấm bụng nhờ đó giảm đáng kể triệu chứng đau bụng đi ngoài.
Theo y học hiện đại, trong gừng có chứa 2 hoạt chất Gingerol và Shogaol có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Các kết quản nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy gừng giúp làm giảm nhu động ruột nhờ đó các chất thải thể di chuyển trong ống tiêu hóa với tốc độ bình thường, cung cấp các enzyme kích thích giải phóng dịch vị dạ dày cần thiết giúp tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giảm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài một cách triệt để mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, gừng còn chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như thời tiết, vi khuẩn, virus gây tiêu chảy, gây hại cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, gừng không những giúp giảm đau bụng đi ngoài mà còn bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Cách dùng nước gừng cải thiện chứng đau bụng đi ngoài
Hiện nay, có nhiều cách sử dụng gừng để cải thiện chứng đau bụng đi ngoài. Tùy theo điều kiện mà người dùng có thể sử dụng gừng kết hợp với nhiều nguyên liệu như mật ong, dừa tươi,… để tăng tính hiệu quả của bài thuốc. Dưới đây một số cách dùng nước gừng chữa đau bụng đi ngoài mọi người có thể tham khảo.
1. Trà gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
Thực hiện:
- Gừng tươi đem rửa sạch, cạo hết vỏ bên ngoài, đập dập và nghiền nát.
- Cho vào nồi nước đun sôi khoảng 4-5 phút.
- Tắt bếp, hãm lại 10 phút để tinh dầu trong gừng giải phóng hết vào nước.
- Chắt uống như uống trà 3 lần/ ngày.
2. Nước ép gừng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Máy ép
Thực hiện:
- Gừng đem rửa sạch, gọt hết vỏ bên ngoài, thái thành lát rồi mang ép lấy nước.
- Dùng 2 muỗng canh gừng mỗi ngày, có thể pha nước ấm hoặc pha cùng trà uống hằng ngày.
3. Nước gừng và mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
Thực hiện:
- Gừng tươi đem rửa sạch, ép lấy nước
- Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất, thêm 150ml nước ấm
- Khuấy đều uống 3 lần/ ngày.
4. Mật ong, bạc hà và gừng tươi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
- Lá bạc hà
Thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo hết bỏ bên ngoài, ép lấy nước
- Lá bạc hà rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối pha loãng, vớt để thật ráo nước và ép lấy nước
- Lấy 1/2 thìa cà phê nước ép gừng, 1 thìa cà phê mật ong và 1 nửa cốc nước ép lá bạc hà
- Khuấy đều uống 3 lần/ ngày.
5. Gừng tươi, quế và mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
- Bột quế
Thực hiện:
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ bên ngoài, ép lấy nước
- 4 thìa cà phê nước ép gừng, 1 thìa cà phê bột quế, 1 thìa cà phê mật ong đem hấp cách thủy 5 phút
- Mỗi lần uống 2 thìa hỗn hợp, ngày uống 3 lần
6. Gừng và nước dừa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Nước dừa
Thực hiện:
- 1 cốc nước dừa cho thêm 1-2 thìa cà phê nước gừng
- Khuấy đều uống 2-3 cốc/ ngày.
7. Gừng, muối đen và chanh
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- 1/2 thìa cà phê muối đen
- 1 quả chanh
Thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài, thái thành lát mỏng, cho vào máy ép để ép lấy nước cốt.
- Chanh rửa sạch, cắt đôi vắt lấy nước.
- Cho 2 thìa nước ép gừng và 2 thìa nước cốt chanh vào 1 cốc nước ấm, thêm 1/2 thìa muối đen vào và khuấy đều.
- Uống 3 – 4 cốc như vậy mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng nước gừng chữa đau bụng đi ngoài
Dùng nước gừng chữa đau bụng đi ngoài là phương pháp dân gian, tác dụng của bài thuốc tùy theo cơ địa mỗi người. Vì vậy, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh nên kiên nhẫn, thực hiện đúng theo liều lượng, thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Gừng có tính ấm nên không nên dùng quá 4g/ngày, nếu lạm dụng có thể gây phát ban, ợ nóng, nhiệt miệng, đau bụng.
- Gừng có thể thương tác với một số thuốc như thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp cao, thuốc chữa bệnh tim, thuốc chống đông máu. Vì vậy, người bệnh khi đang dùng thuốc này không nên dùng nước gừng.
- Trẻ dưới 2 tuổi, rối loạn chảy máu không nên dùng gừng
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú nếu sử dụng tham khảo tư vấn bác sĩ
- Người cảm nắng, cảm mạo phong không nên sử dụng gừng
- Khi dùng gừng nếu có dấu hiệu gì bất thường nên ngưng sử dụng
Tràng Phục Linh PLus – Cải thiện đau bụng đi ngoài do bệnh đại tràng
Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày do bệnh lý tại đại tràng, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý này như Tràng Phục Linh PLUS.
Hiện nay, đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng.
- Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng và giao hàng tại nhà với giá niêm yết, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY.
Lời kết:
Hy vọng những chia sẻ bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin và cách dùng gừng để điều trị đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm phân lẫn máu, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Nếu bạn còn băn khoăn gì về triệu chứng đau bụng đi ngoài hoặc các bệnh đường ruột, hãy gọi đến tổng đài miễn cước 18001506 để được tư vấn.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn