Đau bụng đi ngoài là hiện tượng dễ gặp trong thai kì và cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, tâm lý, sức khỏe mẹ và bé khiến bà bầu muốn dùng thuốc để nhanh khỏi. Nhiều mẹ bầu băn khoăn đau bụng đi ngoài uống thuốc gì để nhanh cải thiện? Để giải đáp thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cụ thể nhất.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở bà bầu
Hiện tượng bà bầu đau bụng đi ngoài thường xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
Thay đổi nội tiết:
Khi mang thai, nồng độ hormone cơ thể thay đổi liên tục, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, nhu động ruột làm việc lâu hơn dẫn tới tình trạng thức ăn tồn đọng trong dạ dày và đại tràng lâu hơn gây triệu chứng đầy bụng, chướng hơi. Ngoài ra, khi mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể người mẹ cũng suy giảm khiến mầm bệnh, virus, vi khuẩn dễ tấn công nên mẹ bầu dễ bị đau bụng đi ngoài hơn trước.
Nhạy cảm với thức ăn:
Sự thay đổi nồng độ hormone của cơ thể khi mang thai có thể khiến vị giác, khứu giác chị em nhạy cảm hơn. Vì vậy, một số thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng khó chịu dẫn tới đau bụng đi ngoài mà trước đó bà bầu không hề bị.
Chế độ dinh dưỡng:
Khi mang thai, muốn em bé được phát triển khỏe mạnh, các mẹ thường tăng cường bổ sung các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột dễ khiến bụng và dạ dày chưa thích ứng kịp dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, đau bụng đi ngoài.
Ngộ độc thực phẩm:
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm thường do ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn, virus khiến cơ thể phản ứng gây ra các triệu chứng đặc trưng như: tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, chị em có thể gặp các triệu chứng khác như: nôn, sốt hoặc lạnh gai người, đau đầu… Nặng hơn nữa là nhức mỏi toàn thân, co giật, mê sảng.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bà bầu dễ bị ngộ độc vì khi mang thai, hệ miễn dịch có sự thay đổi khiến cơ thể mẹ bầu khó chống lại một số vi sinh vật có hại trong thực phẩm. Chính vì vậy, mẹ bầu luôn phải thận trọng trong ăn uống để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Tác dụng phụ của vitamin:
Bổ sung vitamin trong thai kì là điều cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số loại vitamin cũng có thể gây tác dụng phụ như: đầy bụng, chướng hơi thậm chí gây đau bụng đi ngoài hoặc táo bón nhất là khi uống vitamin bổ sung sắt.
Không dung nạp đường lactose:
Hầu hết, khi có thai, chị em thường uống thêm sữa để bổ sung canxi và dinh dưỡng giúp bé phát triển. Tùy theo cơ địa hoặc cơ thể thay đổi khiến một số mẹ bầu gặp phải tình trạng không dung nạp đường lactose mặc dù trước đây không bị.
Tình trạng không dung nạp đường lactose khiến ruột non không chuyển hóa được đường lactose và chuyển xuống ruột già, vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng, từ đó cơ thể xuất hiện chứng đầy hơi, tiêu chảy.
Mắc bệnh lý đường ruột:
Bên cạnh những nguyên nhân trên, bà bầu đau bụng đi ngoài còn do một số nguyên nhân bệnh lý như:
- Hội chứng ruột kích thích.
- Bệnh viêm đại tràng.
- Hội chứng Corhn.
- Bệnh Celiac.
- Nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Bà bầu bị đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?
Với bà bầu bị đau bụng đi ngoài cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số loại thuốc bà bầu có thể tham khảo:
Bổ sung Oresol
Trong trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy nặng, nên bù nước và điện giải bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng oresol. Đây là loại thuốc quen thuộc và an toàn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai.
Lưu ý: Các mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nên pha với nước nguội, pha đúng tỉ lệ, lắc đều hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, nên sử dụng oresol theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng sinh
Khi bị tiêu chảy từ 2 ngày trở lên hoặc có dấu hiệu đau bụng dữ dội, mẹ bầu nên đi khám tại trung tâm y tế để được bác sĩ tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, lựa chọn thuốc điều trị tiêu chảy không gây tác động đến thai nhi. Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bởi trong men tiêu hóa có rất nhiều chất có lợi cho ruột và an toàn với bà bầu.
Trường hợp bà bầu đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh điều trị an toàn cho phụ nữ có thai như:
- Amphotericin B.
- Ampicillin.
- Amoxicillin.
- Metronidazol (chỉ nên sử dụng vào thời kỳ giữa và cuối thai kỳ)
- Clarithromycin.
- Erythromycin.
- Azithromycin.
- Penicillin G.
- Vancomycin.
- Penicillin (gồm: amoxicillin và ampicillin).
- Cephalosporin (gồm: cefaclor và cephalexin)
- Clindamycin.
Ngoài thuốc điều trị, bà bầu có thể thực hiện những phương pháp dưới đây giúp giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi:
Sử dụng bài thuốc dân gian
Bà bầu có thể sử dụng bài thuốc dân gian để trị chứng đau bụng đi ngoài bởi các vị thuốc dân gian có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc mẹ bầu có thể áp dụng:
Búp ổi – lá ổi:
Trong lá và búp ổi có chứa nhiều thành phần tanin giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy hiệu quả. Bà bầu có thể dùng lá ổi giảm đau bụng đi ngoài theo cách sau:
- Lấy 1 nắm búp hoặc lá ổi non khoảng 15 – 20 búp đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng vài phút.
- Vò nát chỗ búp ổi cho vào nồi đun cùng 500ml nước.
- Đun sủi và vặn lửa nhỏ khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước chia làm 3 phần.
- Uống trước các bữa ăn 15 phút.
Trần bì:
Trong Đông y, vỏ cam, quýt còn được gọi là trần bì được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài. Bởi, trần bì chứa nhiều hoạt chất Flavonoid, tinh dầu, chất xơ và vitamin giúp giảm co bóp bất thường tại đường ruột, giảm tiêu chảy. Bà bầu có thể dùng trần bì theo cách sau:
- Vỏ quýt cam rửa sạch, phơi khô và bảo quản khô ráo dùng dần.
- Mỗi lần dùng, lấy 1 nhúm vỏ cam quýt hãm cùng với nước sôi trong khoảng 10 phút.
- Uống như uống trà khi còn ấm.
- Có thể uống nhiều lần trong ngày.
Dùng gừng:
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp làm ấm dạ dày, giảm đau bụng, co thắt dạ dày – ruột cải thiện tiêu chảy hiệu quả.
Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, gừng có chứa hoạt chất Gingerol và Shogaol giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Các enzyme trong gừng giúp cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và giảm tiêu chảy rất tốt. Cách dùng gừng trị đau bụng tiêu chảy như sau:
- Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, cạo hết vỏ bên ngoài và đem giã hoặc ép lấy nước cốt.
- Lấy nước cốt pha cùng 200ml nước ấm và 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều uống khi còn ấm.
- Uống ngày 2 lần.
☛ Xem nhiều hơn: Tổng hợp các mẹo dân gian chữa đi ngoài nhiều
Chăm sóc bà bầu bị đau bụng đi ngoài
Song song với các phương pháp trên, để hỗ trợ điều trị và hạn chế tối đa tình trạng đau bụng đi ngoài, mẹ bầu cần chú ý một số điểm dưới đây:
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
Đau bụng đi ngoài khiến cơ thể mẹ mầu bị mất nước, điện giải. Vì vậy, bà bầu nên bù nước bằng cách tăng cường uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây, củ quả như: nước ép cà rốt, nước dừa, nước chanh, nước ép dâu, táo… giúp bù nước và điện giải đã mất trong khi đi ngoài nhiều.
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài có uống sữa được không?
Hạn chế sử dụng thực phẩm gây đau bụng đi ngoài
Khi bị đau bụng đi ngoài, mẹ bầu nên hạn chế một số thực phẩm có thể khiến tình trạng đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu cần tránh:
- Tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, hạn chế đồ ăn chứa mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
- Tránh ăn một số loại trái cây như: đào, lê, mận vì chúng có thể khiến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và đi ngoài thêm trầm trọng.
- Tránh ăn những thực phẩm tái, sống, tanh gây kích thích hệ tiêu hóa và có thể đưa kí sinh trùng vào cơ thể khiến đau bụng đi ngoài thêm trầm trọng.
- Không nên ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng và có tính kích thích ruột như: củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, dưa muối, cà muối…
- Hạn chế các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều hơn.
- Tránh uống thức uống có cồn, có ga, cafeine và các loại đồ ngọt.
Tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt
Đau bụng đi ngoài kéo dài sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mất nước, mệt mỏi và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống theo gợi ý sau đây:
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, khoai tây, khoai lang, lúa mì… giúp dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên đường ruột, cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài.
- Đau bụng đi ngoài khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi nên bà bầu cần bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm như: thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành…
- Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi như: táo, việt quất, rau mùng tơi, cần tây… giúp bổ sung chất xơ, vitamin giúp dễ tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột.
- Các món ăn nên chế biến bằng cách thái nhỏ, luộc, hấp, ninh nhừ, mềm để tiêu hóa tốt hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bà bầu đau bụng đi ngoài nên ăn gì?
Bổ sung Probiotics
Probiotics là các loại vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đường ruột tốt hơn, kích thích tiêu hóa, đẩy lùi chứng đau bụng đi ngoài. Một số thực phẩm chứa probiotics như: sữa chua không đường, sữa chua uống, kefir…
Lưu ý: Nên dùng sữa chua mức độ vừa phải, tránh lạm dụng có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn. Chỉ dùng 500ml sữa chua/ ngày, không nên dùng khi đói, không thêm đường hay chất tạo ngọt và nên uống sau bữa ăn 30 phút là tốt nhất.
Trên đây là giải đáp thắc mắc đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì và các phương pháp chăm sóc bà bầu khi bị đau bụng đi ngoài. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về tình trạng tiêu hóa, mẹ bầu có thể gọi điện đến số điện thoại miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kĩ hơn về vấn đề bạn đang gặp phải. Chúc mẹ và bé thật khỏe!
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn