Nếu bạn đang bị đau bụng quặn bên trái thì bạn không nên chủ quan. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau bụng quặn bên trái trong bài viết này nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây đau bụng quặn bên trái
Đau bụng quặn bên trái là triệu chứng tương đối phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Phần lớn các trường hợp đau bụng quặn là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị kích thích bởi các yếu tố như thức ăn không đảm bảo vệ sinh, rối loạn tiêu hóa… Nhưng đôi khi, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Tùy vào vị trí gây đau mà đau bụng quặn bên trái có thể là triệu chứng của các bệnh khác nhau. Cụ thể:
Đau bụng bên trái phía trên
Vùng bụng bên trái phía trên được tính từ rốn đến vùng xương ức, là vị trí hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy và dạ dày. Khi bị đau vùng bụng này, rất có thể là dấu hiệu một cơ quan nào đó đang bị tổn thương.
Đau thận trái
Thận là cơ quan có chức năng lọc máu, đào thải các chất độc dưới dạng nước tiểu, và điều hòa huyết áp của cơ thể. Vì vậy, thận rất dễ bị tổn thương do chất độc, sỏi lắng đọng…
Người bệnh đau thận trái sẽ có những cơn đau ở vùng hông lưng sát xương sườn, lan tỏa sang vùng bụng trái, đồng thời sẽ có những biểu hiện cụ thể như là:
- Đau ê ẩm, lan dần xuống chân.
- Tiểu ra máu.
- Sốt cao.
- Người bệnh vận động khó khăn.
Trong trường hợp đau thận trái do nguyên nhân sỏi thận, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như:
- Đau nhói khi đứng dậy, mang vác đồ đạc.
- Cơn đau lan xuống bụng dưới và háng.
- Đau và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, đục và có mùi hôi.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt và ớn lạnh (nếu có nhiễm khuẩn).
Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này, bạn nên đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm xác định chức năng thận.
Đau tụy tạng
Các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng gây triệu chứng đau bụng quặn bên trái. Các cơn đau do bệnh gây ra thường mang tính chất dữ dội, kéo dài liên tục mấy tiếng đồng hồ, có khi đến cả ngày.
Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như:
- Nôn mửa nghiêm trọng.
- Ăn không được, đau nặng hơn sau khi ăn.
- Đau bụng trái xuyên ra lưng.
Đau tụy tạng được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng phổi, gây nguy cơ thiếu oxy máu, đe dọa tính mạng người bệnh.
Vì vậy, ngay khi gặp các triệu chứng này, bạn nên đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp CT, thử máu… để xác định chính xác nguyên nhân bệnh.
Đau dạ dày
Đau quặn bụng trái cũng là một biểu hiện xảy ra khi bạn đang bị đau dạ dày. Cơn đau do bệnh lý này gây ra có tính chất âm ỉ, chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện đau quằn quại. Người bệnh có cảm giác vùng bụng nóng lên, đi kèm với một số dấu hiệu khác như: ợ chua, đầy hơi, chướng bụng…
Cơn đau bụng sẽ tăng lên rõ ràng khi bạn ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều acid như đồ chua, hoa quả chua..
Đau bụng quặn bên trái phía dưới
Khu vực bụng dưới tập trung nhiều cơ quan thuộc hệ tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Do vậy, tình trạng đau bụng quặn ở khu vực này thường đi kèm với các dấu hiệu bất thường về tiêu hóa và bài tiết. Một số bệnh lý có thể là:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý phổ biến gây tình tạng đau bụng quặn bên trái. Bệnh xảy ra do:
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích hay thực phẩm không vệ sinh.
- Người bệnh thường xuyên thức khuya, căng thẳng.
- Người bệnh uống nhiều thuốc kháng sinh.
- Người bệnh mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Ngoài triệu chứng đau bụng, bạn có thể nhận biết bệnh lý này bằng các dấu hiệu như:
- Đau bụng âm ỉ từng cơn.
- Cảm giác đầy bụng, chướng hơi.
- Đi ngoài phân lúc lỏng lúc táo.
- Chán ăn, mệt mỏi.
Phần lớn các trường hợp đau bụng quặn do rối loạn tiêu hóa không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau thời gian ngắn. Nhưng nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài, có xu hướng nặng hơn, bạn cần đi thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng khá phổ biến, xảy ra tại ruột già. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ được cho là có khả năng gây bệnh lý này bao gồm:
- Nhiễm trùng nặng.
- Bệnh nhân thường xuyên căng thẳng.
- Rối loạn hệ vi sinh đường ruột thay đổi.
Mặc dù không làm tổn thương niêm mạc đại tràng nhưng bệnh lại gây nhiều tác động xấu đối với sức khỏe bao gồm:
- Đại tràng co thắt dẫn đến đau bụng, trong đó có đau bụng quặn bên trái.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Tiêu chảy xen lẫn táo bón thất thường.
- Đi ngoài phân có lẫn chất nhầy.
Bệnh được điều trị bằng cách:
- Với trường hợp nhẹ: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đồng thời sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đại tràng.
- Với trường hợp nặng: Sử dụng thuốc kết hợp các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đại tràng.
Tắc ruột
Tắc một phần của ruột bên trái cũng có thể gây một loạt triệu chứng như:
- Đau bụng quặn bên trái.
- Buồn nôn và nôn.
- Tăng áp trong ổ bụng.
- Bí đại tiện.
Trong trường hợp này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây viêm, loét. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân: hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể bị nhiễm vi sinh vật gây hại, loạn khuẩn ruột…
Các dấu hiệu viêm đại tràng bao gồm:
- Đau bụng, đặc biệt với trường hợp viêm đại tràng xuống sẽ gây đau bụng quặn bên trái.
- Đầy chướng bụng, khó tiêu.
- Đi ngoài ra máu.
- Giảm cân bất thường, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi là táo lỏng lẫn lộn.
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng không xuất hiện ồ ạt mà tiến triển từ từ theo thời gian. Bệnh nhân cần phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh kéo dài, tiến triển thành viêm đại tràng mạn tính rất khó điều trị.
☛ Đọc thêm: Khám đại tràng ở bệnh viện nào uy tín, tốt nhất?
Phình động mạch chủ
Bạn có thể nhận biết tình trạng đau bụng quặn của mình có phải do nguyên nhân này không nhờ các dấu hiệu:
- Đau bụng quặn.
- Khó thở, rét run từng cơn.
- Da tái nhợt.
Trường hợp nặng còn có thể thấy cơ bụng đập theo nhịp tim.
Phình động mạch chủ được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây vỡ khối phình động mạch, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ung thư đại tràng – trực tràng
Ung thư đại tràng là tình trạng các tế bào trong trực tràng tăng sinh thành các tế bào ác tính, hình thành khối u và phá hủy các tế bào lành xung quanh.
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh tương đối thầm lặng nên thường bị bỏ qua:
- Thay đổi thói quen đi ngoài, thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy.
- Có lẫn máu trong phân.
- Đôi khi xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng bụng trái.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
Mặc dù là bệnh lý tương đối nguy hiểm nhưng bạn không nên quá lo lắng, nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 90%.
Bị đau bụng quặn bên trái, khi nào nên đi thăm khám?
Khi gặp phải tình trạng đau bụng quặn bên trái, bạn không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh theo dõi sức khỏe của mình. Nhiều trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện ngắn và nhanh chóng tự mất.
Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt. Đặc biệt trong các trường hợp sau, bạn cần đi thăm khám gấp:
- Đau bụng rất nặng, các cơn đau dồn dập.
- Đau bụng kèm theo nôn mửa.
- Đi ngoài ra máu.
- Buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu.
- Đau bụng quặn, rét run từng cơn, thấy cơ bụng đập theo nhịp tim.
- Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân.
Mẹo làm giảm đau bụng quặn bên trái ngay tại nhà
Hầu hết các cơn đau bụng thông thường không phải do nguyên nhân bệnh lý có thể tự biến mất. Bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo giảm đau bụng quặn bên trái tại nhà dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này.
Các mẹo dân gian
Sử dụng mật ong
Mật ong là kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, giảm đau và ổn định chức năng của hệ tiêu hóa.
Khi bị đau bụng, bạn có thể pha 1 – 2 thìa cafe mật ong với nước ấm và uống trực tiếp để cải thiện cơn đau.
Sử dụng lá bạc hà
Tinh dầu menthol trong lá bạc hà vừa có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, vừa giúp làm dịu phản ứng đau.
Bạn có thể kết hợp các nguyên liệu như: lá bạc hà, gừng, tỏi để tăng hiệu quả giảm đau. Cách làm rất đơn giản: Xay nhuyễn các nguyên liệu trên rồi hòa cùng nước ấm và uống.
Cách này áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Sử dụng gừng tươi
Gừng là vị dược liệu có vị cay, tính nóng, có tác dụng tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm đau bụng hiệu quả.
Bạn chỉ cần giã nát một vài lát gừng cho vào cốc nước ấm để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm với mật ong để tăng hương vị và tăng hiệu quả trị bệnh.
Biện pháp chườm ấm
Biện pháp chườm ấm giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng cho người bệnh và giảm tình trạng đau quặn bụng. Cách này cũng có công dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bạn nên áp dụng biện pháp này trong khoảng 20 phút khi bị đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể thay thế bằng cách ngâm mình trong nước ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong trường hợp đau quá nặng, các biện pháp tại nhà không có tác dụng làm giảm cơn đau, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol. Cần lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại đối với sức khỏe.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đôi khi, cơn đau bụng xuất hiện là do thói quen sinh hoạt, ăn uống của bạn không lành mạnh. Vì vậy, khi bạn thay đổi các thói quen xấu này, tình trạng đau bụng quặn bên trái cũng sẽ tự biến mất. Bạn cần:
- Hạn chế căng thẳng: Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Tăng cường vận động: Ít vận động có thể gây táo bón dẫn đến đau bụng, do đó, bạn nên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đào thải thức ăn.
- Nói không với các thực phẩm có hại: Một số loại thực phẩm gây hại đối với sức khỏe như: đồ ăn tái, sống, đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nước có ga, các chất kích thích… cần được loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm xanh: Bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể để các quá trình hấp thu, tiêu hóa và đào thải thức ăn diễn ra tốt hơn. Đây cũng là cách cải thiện tình trạng đau bụng do tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa.
Tràng Phục Linh PLUS – Giảm đau bụng do bệnh viêm đại tràng
Để cải thiện sức khỏe đại tràng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho người viêm đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Hiện nay, đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng cấp: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, nâng cao sức khỏe đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm phát triển từ bài thuốc y học cổ truyền với các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… kết hợp cùng nghiên cứu hiện đại là chế phẩm sinh học Immune Gamma. Cụ thể:
- Immune Gamma: Thành quả của công nghệ sinh học, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Cao bạch truật: Cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét…
- Cao Bạch phục linh: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu…
Nhờ đó, sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng quặn, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng cấp.
- Chống viêm, loét đại tràng và tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS dùng cho các đối tượng:
- Người bệnh mắc các chứng bệnh viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt…
- Người mắc bệnh đại tràng lâu năm, triệu chứng tái phát nhiều lần.
- Người bị viêm đại tràng đã sử dụng thuốc Đông y, Tây y mà không cải thiện.
- Người có các triệu chứng như: đau bụng quặn, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân sống, gầy sút cân…
Sản phẩm đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đau bụng quặn bên trái, rất mong đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu thấy bụng có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320069
- https://www.uptodate.com/contents/image?imageKey=PC%2F106201~PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106205
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3812483/
- https://www.healthline.com/health/pain-in-lower-left-abdomen
- https://suckhoedoisong.vn/nhan-dang-cac-nguyen-nhan-gay-dau-bung-169115149.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn