Việc sản xuất chất nhầy trong đường tiêu hóa hoàn toàn là một vấn đề sinh lý, vì chất nhầy có tác dụng cải thiện quá trình vận chuyển thức ăn qua ruột. Chất nhầy có thể theo phân bài tiết ra ngoài, nhưng ở trạng thái bình thường, lượng tiết ra rất ít nên không dễ nhận thầy. Nhưng nếu bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường sự hiện diện của một lượng chất nhầy đáng kể trong phân thì đó có thể là dấu hiệu những bệnh lý đáng xem xét.
Mục lục
Đặc điểm của dịch nhầy trong phân
Dịch nhầy được tìm thấy nhiều trong mũi, thực quản, phổi và nó được tìm thấy nhiều nhất trong ruột. Trong hệ tiêu hóa, lớp niêm mạc lót ở trong của ruột có hàng chục triệu tuyến trong đó có cả tuyến tiết dịch nhầy. Đây là một phần tự nhiên của cơ thể và cũng khá có ích cho cơ thể.
Dịch nhầy được tạo thành từ nước, các hợp chất muối và mucin, protein tạo nên độ dính. Chất nhầy trong ruột già thực hiện một nhiệm vụ quan trọng – nó bảo vệ và giữ ẩm cho các bức tường của cơ quan, giúp phân di chuyển. Ngoài ra, chất nhầy trong dạ dày ngăn chặn axit và enzym phá hủy thành dạ dày.
Bình thường, cơ thể không sản xuất ra nhiều dịch nhầy, dịch nhầy có thể trong suốt hoặc hơi ngả vàng có thể theo phân ra ngoài mà mắt thường chúng ta không thể thấy được. Tuy nhiên, khi cơ thể có vấn đề hoặc chế độ ăn uống hay môi trường sống thay đổi có thể dẫn tới thay đổi trạng thái chất nhầy.
Đi cầu ra dịch nhầy thường gặp ở những người bị táo bón dai dẳng. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, trĩ, giãn tĩnh mạch hậu môn…
Nếu đi cầu ra dịch nhầy chỉ là triệu chứng riêng lẻ thì không có gì đáng lo ngại. Lượng chất nhầy có thể giảm dần dần đến khi trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy sủi nhiều bọt, chuyển màu trắng, xanh, hay dính máu thì cần phải xem xét thận trọng.
Đi cầu ra dịch nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?
Đi cầu là dịch nhầy là dấu hiệu rất dễ gặp. Vì vậy, nhiều người đi cầu ra dịch nhầy chủ quan, không điều trị từ sớm, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý:
1. Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại hậu môn khiến các mô mềm quanh hậu môn sưng tấy. Áp xe hậu môn kéo dài khiến người bệnh đi cầu ra dịch nhầy màu vàng kèm triệu chứng đau rát khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi đi cầu ra dịch nhầy màu vàng kèm triệu chứng khó chịu, người bệnh hãy đi khám và chữa trị sớm để tránh gặp những vấn đề không mong muốn.
2. Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Bệnh trĩ thường được chia thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người bị trĩ thường bị chảy máu kèm chất nhầy màu trắng khi đi đại tiện. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, chúng có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe vùng hậu môn.
3. Viêm loét đại tràng
Niêm mạc đại tràng bị tổn thương đồng nghĩa với việc các tuyến tiết bị rối loạn. Dấu hiệu đi ngoài ra dịch nhầy nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu đi cầu ra dịch nhầy càng nhiều tức là tình trạng viêm loét đại tràng càng nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm:Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng cảnh báo bệnh gì?
4. Viêm ruột cấp tính
Viêm ruột cấp tính có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đi cầu ra dịch nhầy. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Lượng dịch nhầy này di chuyển từ ruột non đến đại tràng và được thải ra ngoài cùng phân.
5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Đây cũng là tình trạng các hoạt động của ruột bị kích thích, do đó dịch nhầy cũng sản xuất ra nhiều hơn bình thường. Ngoài triệu chứng đi cầu ra dịch nhầy, hội chứng ruột kích thích còn kèm theo một số dấu hiệu:
- Đau quặn bụng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón, tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau.
6. Nứt hậu môn
Bệnh nứt hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách, nứt nhỏ ở lớp niêm mạc mỏng của ống hậu môn trực tràng, chúng có đường kính vài cm. Nguyên nhân của nứt hậu môn có thể do táo bón, phải rặn với lực mạnh khi đi cầu hoặc do tiêu chảy kéo dài. Nứt hậu môn khiến người bệnh đi cầu có cảm giác đau đớn dữ dội, trong phân hoặc giấy vệ sinh có dính máu đỏ tươi kèm nhầy. Cảm giác đau có thể kéo dài vài giờ sau khi đi cầu.
7. Tắc ruột
Tắc ruột là hiện tượng các chất thải bị ứ đọng và tắc nghẽn trong ruột. Dấu hiệu của tắc ruột là đi cầu ra dịch nhầy màu vàng kèm theo chướng bụng, táo bón.
Một số nguyên nhân gây tắc ruột như có khối u ở đường ruột, bệnh viêm ruột, xoắn ruột, viêm túi thừa… Bệnh tắc ruột cần được điều trị kịp thời trong vòng 24 giờ, nếu để lâu người bệnh có thể bị sốc do mất máu, thành ruột bị hoại tử dẫn tới tỷ lệ tử vong cao.
8. Ung thư hậu môn trực tràng
Ung thư hậu môn trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây đi cầu ra dịch nhầy. Thông thường, dấu hiệu phân ở người bệnh ung thư hậu môn trực tràng thường dẹt và lẫn chất nhầy màu trắng đục. Triệu chứng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó nó tự mất đi, các cơ quan vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy triệu chứng này nên đi khám để sàng lọc ung thư đại trực tràng để có thể điều trị được từ giai đoạn sớm.
Chất nhầy trong phân của trẻ em
Ở trẻ em, chất nhầy trong phân có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiêu chảy do vi rút rota. Trong trường hợp này, tình trạng bệnh kèm theo sốt, nôn nhiều, phân lỏng có mùi khó chịu, buồn ngủ, bứt rứt và chán ăn.
Chất nhầy cũng có thể là kết quả của chứng khó tiêu và có thể là dấu hiệu của dị ứng thực phẩm. Khi đó, chất nhầy trong phân xuất hiện cùng với tiêu chảy hoặc phân lỏng bán lỏng xảy ra rất thường xuyên. Trong trường hợp bị dị ứng, nên áp dụng chế độ ăn loại trừ, loại trừ những thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng cho cơ thể. Thông thường đây là các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc và các loại hạt.
Ở trẻ em, chất nhầy trong phân và tiêu chảy kèm theo có thể là kết quả của việc dùng kháng sinh kéo dài, làm đảo lộn sự cân bằng của hệ vi sinh trong ruột.
Những căn bệnh như vậy thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng nhẹ và hết khi ngừng thuốc. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phát triển viêm ruột giả mạc. Tình trạng này được đặc trưng bởi tiêu chảy, phân có mùi hôi, nhiều nước, cũng có thể có chất nhầy và máu. Viêm ruột cũng kèm theo đau bụng, sốt và mất nước.
☛ Tham khảo thêm: Chớ chủ quan khi đi ngoài ra máu hồng là dấu hiệu bệnh lý!
Cách điều trị chứng đi cầu ra dịch nhầy
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm triệu chứng đi cầu ra dịch nhầy. Vì vậy, người bệnh nên chú ý:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc bù nước, vitamin từ trái cây, nước ép hoa quả…
- Bổ sung các loại thực phẩm giúp nhuận tràng bằng các loại rau xanh và trái cây: củ cải, ngó sen, súp lơ…
- Bổ sung sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn, cân bằng rối loạn hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đi ngoài ra chất nhầy.
- Bổ sung một số thực phẩm giúp chống viêm, cải thiện triệu chứng đi cầu ra dịch nhầy như: rau cải, các loại quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, củ nghệ, gừng, tỏi…
- Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh, thức ăn tái, sống, lên men như nem, gỏi, dưa muối chua, cà muối,….
- Tránh uống bia rượu, cafe, chất kích thích.
Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
- Tập thói quen đi đại tiện vào thời điểm cố định trong ngày, không cố gắng rặn cũng giúp giảm thiểu triệu chứng đi cầu ra dịch nhầy
- Sau khi đi cầu nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Duy trì thói quen vận động thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và ổn định đường ruột
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi, tránh áp lực căng thẳng bởi gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày khiến niêm mạc của ruột non co bóp không đều và máu huyết kém lưu thông.
Sử dụng thuốc
Vì đi cầu ra dịch nhầy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn các thuốc dưới đây để cải thiện triệu chứng
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp đường ruột bị nhiễm khuẩn
- Thuốc chống viêm: Trường hợp có nguy cơ viêm loét
- Thuốc nhuận tràng: Trường hợp bị táo bón, trĩ
- Thuốc làm bền thành mạch
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Sử dụng bài thuốc dân gian
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa đi cầu dịch nhầy rất hiệu quả, dưới đây là một số bài thuốc phổ biến có thể kể đến như:
Bài thuốc từ ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, vị đắng có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng. Vì vậy, ngải cứu thường được sử dụng làm thuốc hỗ trwoj điều trị chứng đi cầu ra dịch nhầy. Bạn có thể sử dụng ngải cứu theo cách sau:
Cách 1:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, thái nhỏ
- Đập 1 quả trứng gà đánh đều cùng ngải cứu và gia vị
- Đem hấp cách thủy và ăn hằng ngày
Cách 2:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
- Giã nát lấy nước và cái đắp vào hậu môn khoảng 30 phút
- Cách này rất tốt với trường hợp đi cầu ra dịch nhầy lẫn máu do trĩ
Sử dụng rau sam:
Trong dân gian, rau sam có tác dụng tiêu viêm, giải độc, nhuận tràng kích thích lưu thông máu nên được dùng trong các bài thuốc trị táo bón hoặc đi cầu ra dịch nhầy, bệnh trĩ, viêm đại tràng, kiết lỵ. Cách thực hiện bài thuốc từ rau sau như sau:
- Lấy 1 nắm rau sam đem rửa sạch, ngâm qua một lượt nước muối loãng và để ráo nước
- Giãn nát rau sam, lọc lấy phần nước cốt
- Cho thêm 1 thìa cafe mật ong khuấy đều, uống khi đói bụng 1 – 2 lần/ ngày.
Dùng cây nhọ nồi:
Trong Đông y, cây nhọ nồi có vị ngọt, tính lương, bổ thận âm. Vì vậy, cây nhọ nồi rất tốt trong điều trị đi cầu ra dịch nhầy, máu, giảm thiểu bệnh trĩ và nhiều bệnh tiêu hóa khác. Để thực hiện bài thuốc điều trị đi cầu ra dịch nhầy bằng cây nhọ nồi, người bệnh làm theo hướng dẫn sau:
- Lấy 1 năm nhọ nồi cả rễ đem rửa sạch, ngâm với 1 lượt nước muối loãng rồi để ráo nước
- Giã nhọ nồi thật nhuyễn rồi cho một chén rượu nóng vào
- Lọc lấy nước uống còn bã thì đem đắp bên ngoài hậu môn
- Thực hiện đều đặn hằng ngày sẽ thấy triệu chứng đi cầu ra máu thuyên giảm.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp cho cho chứng đi cầu ra dịch nhầy
Nếu bạn đi cầu ra dịch nhầy do mắc một số bệnh lý về đại tràng, người nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống Tràng Phục Linh PLUS được bào chế từ: bạch phục linh, bạch truật, bạch thược, hoàng bá…
Tràng Phục Linh PLUS thích hợp sử dụng cho nhiều bệnh khác nhau:
- Người bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ, đi ngoài ra máu.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích.
- Đau quặn bụng, đau dọc khung đại tràng.
Ngoài ra, sản phẩm này có chứa hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP và hoạt chất sinh học ImmuneGamma giúp:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Nhà thuốc bán Tràng Phục Linh PLUS gần nhất xem TẠI ĐÂY
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn