Bạn Khánh Linh ở Phú Yên có câu hỏi gửi đến chuyên gia:
“Xin chào chuyên gia, tôi năm nay 29 tuổi, đang làm ngân hàng. Dạo gần đây, tôi hay bị sôi bụng vào ban đêm nên cảm thấy khó ngủ, bức bối trong người. Ngoài ra, tôi còn bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhưng không thường xuyên. Tôi đang nghi ngờ do hội chứng ruột kích thích. Vậy tôi phải làm thế nào? Xin hỏi một số cách để cải thiện sôi bụng? Tôi cảm ơn!”
Mục lục
Trả lời
Cảm ơn Khánh Linh đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục Hỏi đáp của Daitrangcothat.vn, sau đây là phần trả lời của chuyên gia dành cho bạn.
Tại sao bạn lại thấy sôi bụng về đêm?
Sôi bụng về đêm diễn ra thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau như viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng, không dung nạp gluten và cả hội chứng ruột kích thích. Mỗi bệnh thường có các triệu chứng đi kèm. Với chia sẻ phía trên, bạn cần hiểu rõ một số thông tin sau:
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt, IBS) ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố thần kinh. Khi cơ thể chịu căng thẳng sẽ khiến đường ruột nhạy cảm hơn. Điều này dẫn đến tăng nhu động làm xuất hiện những âm thanh bất thường trong ống tiêu hóa, được gọi là tiếng sôi bụng.
Có tới 1/3 số người mắc hội chứng ruột kích thích bị nhiễm Brachyspira (1). Thức ăn không được tiêu hóa khi tiếp xúc với vi khuẩn này hoặc vi khuẩn có sẵn trong đại tràng sẽ bị lên men tạo khí quá mức trong đường ruột. Ngoài ra, người bệnh thường có khả năng chịu đựng và vận chuyển khí kém (2). Từ đó xuất hiện cảm giác khó chịu như sôi bụng vào cả ban ngày và đêm.
Một số triệu chứng khác có thể gặp như:
- Đau bụng: là triệu chứng chủ yếu và hay gặp nhất. Cơn đau khu trú hoặc lan tỏa. Đau trên rốn từng cơn mạnh, đau dưới rốn thường âm ỉ. Giảm đau sau khi đi tiêu.
- Sờ nắn bụng có thể thấy các cục cứng nổi lên tại vị trí đau do những đoạn ruột bị co thắt.
- Đi ngoài phân lỏng hoặc nát 3-5 lần/ngày. Trước khi đại tiện cảm thấy quặn thắt hoặc ê ẩm, sau đó dễ chịu hơn. Phân không bao giờ dính máu.
- Táo bón: phân rắn, lượng ít, có thể lẫn chất nhầy và xuất hiện xen kẽ với tiêu chảy.
- Chướng bụng: chủ yếu vào ban ngày, nhất là buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi đi ngủ.
- Mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, chóng mặt.
Không phải tất cả mọi người mắc hội chứng ruột kích thích đều xuất hiện những triệu chứng như trên. Tuy nhiên với dấu hiệu đi kèm sôi bụng như đi ngoài, đau bụng… thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán sớm nhất.
Hội chứng ruột kích thích không gây viêm ở niêm mạc đại tràng nên nguyên tắc chẩn đoán là loại trừ các bệnh lý khác. Bạn có thể phải thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như nội soi đại tràng, chụp X-quang, chụp CT vùng bụng, xét nghiệm máu và phân…
9 Cách cải thiện sôi bụng về đêm nhanh chóng
Đối với triệu chứng sôi bụng về đêm, bạn có thể kiểm soát chúng bằng cách hạn chế căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn:
1. Uống nhiều nước
Uống một cốc nước có thể là giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng sôi bụng, nhất là vào ban đêm. Nước hỗ trợ tiêu hóa và làm đầy dạ dày. Hai tác dụng này đều giúp bạn dễ chịu hơn khi có sự tăng co bóp ở đường ruột.
Để giảm sôi bụng hiệu quả, bạn nên bổ sung nước đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên không được uống một lượng lớn trong thời gian ngắn do làm tăng lượng khí vào ống tiêu hóa khiến triệu chứng càng khó chịu hơn.
2. Dùng món ăn nhẹ
Những tiếng sôi bụng vào ban đêm có thể báo hiệu dạ dày rỗng. Ăn một chút đồ ăn nhẹ như bánh mì, trái cây… sẽ làm dịu chúng.
Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra hoặc xuất hiện cùng một thời điểm mỗi ngày thì bạn nên ăn nhiều bữa hơn. Tốt nhất là 4-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính để ngăn chặn cơn đói và tiếng ồn phát ra trong đường ruột.
3. Nhai chậm
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng thông qua việc nhai thức ăn. Vì vậy, bạn có thể giúp thức ăn được tiêu hóa triệt bằng cách nhai kỹ và ăn chậm hơn. Trong khi ăn cũng nên khép miệng để giảm lượng khí nuốt vào, tránh sôi bụng, đầy hơi và khó tiêu.
4. Hạn chế đường, thức ăn có tính acid, chất kích thích
Thức ăn có tính acid, các loại đường như fructose, sorbitol… có thể làm bụng của bạn cồn cào, khó chịu.
Chất kích thích (như rượu, cà phê, gia vị chua cay), đồ uống có gas cũng gây kích ứng đường tiêu hóa và làm xuất hiện âm thanh “ùng ục” trong dạ dày. Những loại thực phẩm này còn làm tăng sản xuất acid, dịch ruột. Nếu tiêu thụ với lượng nhiều có thể làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày và gây đau.
5. Tránh ăn những thực phẩm gây đầy hơi
Có một số loại thức ăn và đồ uống trong quá trình tiêu thụ tạo nhiều khí di chuyển trong đường ruột. Những thực phẩm này bao gồm:
- Các loại đậu.
- Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng.
- Nấm, hành.
- Nước ngọt có gas, nước sô-đa.
- Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ.
6. Tránh ăn thực phẩm không dung nạp được
Một nhóm người bị hội chứng ruột kích thích chia sẻ rằng các triệu chứng được cải thiện sau khi ngừng ăn gluten (lúa mì, lúa mạch) mặc dù trước đó họ chưa từng mắc bệnh không dung nạp chất này.
Nhưng một số đối tượng khác có thể nhạy cảm hơn với carbohydrate như fructose, lactose… Những thực phẩm này không được tiêu hóa ở dạ dày sẽ di chuyển xuống đại tràng, sau một thời gian bị lên men sinh ra khí gây sôi bụng. Vì vậy, không nên sử dụng một số loại ngũ cốc, rau, trái cây và sản phẩm từ sữa chứa lactose hay fructose.
7. Kiểm soát khẩu phần ăn
Âm thanh rắt réo ở bụng thường rõ ràng hơn sau khi ăn một bữa ăn lớn, nhất là với khẩu phần ăn giàu chất béo, đường, thịt đỏ và các loại thực phẩm khó tiêu khác. Vì vậy, thực đơn của bạn nên hạn chế chúng, đặc biệt vào bữa tối, để giảm sôi bụng về đêm.
8. Duy trì hoạt động thể dục thể thao
Đi dạo sau bữa ăn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa do làm tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày ở mức vừa phải. Từ đó giúp giảm sự cồn cào trong bụng.
Ngoài ra, tập thể dục thể thao khoảng 20 phút mỗi ngày còn giúp giảm nồng độ đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cần tránh những hoạt động cường độ cao ngay sau khi ăn.
9. Giữ bình tĩnh, kiểm soát tốt tâm trạng
Sôi bụng “ùng ục” có thể do căng thẳng quá mức, đặc biệt vào đêm hôm trước nếu ngày mai bạn có buổi phỏng vấn xin việc, thuyết trình, báo cáo hoặc kiểm tra. Khi bạn lo lắng, ruột sẽ hoạt động nhiều hơn, bất kể dạ dày đầy thức ăn hay rỗng. Căng thẳng cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và góp phần gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, đau bụng…
Bạn có thể giảm mức độ lo lắng và căng thẳng bằng các bài tập thở sâu, thiền, suy nghĩ theo hướng tích cực…
Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích không làm tổn thương bên trong niêm mạc như viêm đại tràng nên không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại gây ra những tác động lớn tới chất lượng cuộc sống.
Đi ngoài, chướng bụng, sôi bụng… xuất hiện dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Bạn lo lắng, bất an triệu chứng lại trở nên tồi tệ hơn. Đây là một vòng lặp tái diễn liên tiếp, vì vậy mà đại tràng co thắt mãi không điều trị dứt điểm được.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Phần lớn các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích không có khả năng khỏi hoàn toàn. Khi xuất hiện riêng lẻ một triệu chứng sôi bụng, bạn có thể sử dụng những biện pháp ở trên. Tuy nhiên, đại tràng co thắt thường dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác nhau. Lúc này, muốn bệnh cải thiện hơn thì mục tiêu điều trị phải là giảm tất cả triệu chứng.
Thuốc Tây y
Khi được chẩn đoán chắc chắn bị hội chứng ruột kích thích bác sĩ tiến hành kê đơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
- Thuốc giảm sôi bụng: spasmaverin, actapulgite, gas-x…
- Thuốc nhuận tràng: magie hydroxit (Phillips ‘Milk of Magnesia), polyethylen glycol (miralax). Hoặc bổ sung chất xơ spyllium giảm táo bón.
- Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, cholestyramine, colestipol…
- Thuốc kháng cholinergic: dicyclomine giảm đau do đại tràng co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh ở đường ruột. Nếu gặp tiêu chảy, đau bụng mà không bị trầm cảm, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc imipramine, desipramine… với liều thấp hơn bình thường.
- Thuốc chống trầm cảm SSRI: ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluxetin, paroxein…
- Thuốc giảm đau: pregabalin làm dịu những cơn đau dữ dội và đầy hơi.
Bạn cần chú ý một số nguyên tắc sử dụng thuốc dưới đây:
- Uống đúng số viên, đúng thời điểm, đủ thời gian được chỉ định.
- Không được tự ý mua thuốc về uống hoặc lấy theo đơn của người khác để dùng.
- Khi các triệu chứng được cải thiện không tự ý ngừng thuốc.
Thuốc Đông y
Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào chứng: tiết tả, phúc thống, phúc chướng và tiện bí. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn công năng của các tạng phủ, nhất là tỳ vị, thận, can và yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Một số thể bệnh gây tình trạng sôi bụng và bài thuốc thường dùng như sau:
Thể tỳ thận dương hư
Triệu chứng: Đau bụng vào buổi sáng, đi ngoài xong thấy đỡ đau, sôi bụng, đau lưng mỏi gối, người và chân tay lạnh, sợ lạnh thích ấm, lưỡi nhạt rêu trắng.
Bài thuốc: Tứ thần hoàn gia vị.
Thành phần:
- Bổ cốt chỉ 160g, sinh khương 300g.
- Nhục đậu khấu 80g, đại táo (bỏ hột lấy nhục) 240g.
- Ngũ vị tử 80g, ngô thù du 40g.
Tán bột làm hoàn. Ngày uống 16 – 20g.
Thể khí trệ thấp trở
Triệu chứng: Chướng bụng, kém ăn, đau bụng xen kẽ tiêu chảy hoặc táo bón, sôi bụng, đầy bụng, lưỡi nhợt rêu trắng nhợt.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp bình vị hán.
Thành phần:
- Sài hồ 8g, bạch thược 12g
- Xuyên khung 8g, hương phụ 8g.
- Hậu phác 8g, trần bì 8g.
- Chỉ xác 8g, chích thảo 4g.
- Thương truật 8g, cam thảo 4g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Thể khí trệ ứ huyết
Triệu chứng: Chướng bụng, đau bụng xen kẽ tiêu chảy hoặc táo bón, người mệt chán ăn, đau lưng mỏi gối, lưỡi tím với tình trạng ban ứ huyết, sôi bụng, ngực bụng đầy chướng.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp kim linh tử tán.
Thành phần:
- Sài hồ 8g, bạch thược 12g.
- Xuyên khung 8g, hương phụ 8g.
- Chỉ xác 8g, chích thảo 4g.
- Kim linh tử 6g, diên hồ sách 6g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp vàng cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Ngoài một số cách giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trên, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Hội chứng ruột kích thích chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thần kinh. Trong khi đó, Tràng Phục Linh PLUS giúp cải thiện tâm lý nhờ 5 Hydrotryptophan (5-HTP). Đây là tiền chất của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được tạo ra dưới kích thích của xung động trong lòng ruột. Khi vào cơ thể, 5-HTP sản sinh ra serotonin, điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột, điều hòa độ nhạy cảm của ống tiêu hóa, giảm sự tăng nhạy cảm giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
Đồng thời, hợp chất này còn giúp cải thiện tâm lý của bạn, tạo cảm giác lạc quan, vui vẻ khắc phục được căn nguyên gây bệnh.
ImmuneGamma được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactobacillus. Hoạt chất này đóng vai trò như một loại kháng nguyên giúp cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, nó còn là nguyên liệu tế bào của lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh vật đường ruột.
Bốn loại thảo dược Bạch Truật, Bạch Thược, Hoàng Bá và Bạch Phục Linh là những dược liệu hàng đầu của Y học cổ truyền. Chúng được ông cha ta sử dụng từ ngàn đời để chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Như vậy, sản phẩm có công dụng:
- Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng.
- Giảm nhanh các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, đau bụng, phân sống, phân nát, đầy hơi…
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Hướng dẫn sử dụng
- Uống 2 – 3 viên/lần x 2 lần/ngày, khi thấy bệnh cải thiện rõ rệt có thể giảm xuống 2 viên/ngày.
- Thời điểm sử dụng: Trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
- Nên dùng liên tục mỗi đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt nhất.
Trên đây là câu trả lời của chuyên gia dành cho bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng sôi bụng về đêm để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.
Nguồn tham khảo
- https://www.healthline.com/health/stomach-churning#What-causes-stomach-churning?
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20360064
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/319901#how-to-stop-stomach-growling
- https://suckhoedoisong.vn/dong-y-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-169133609.htm
- (1) https://www.sciencedaily.com/releases/2020/11/201125135140.htm
- (2) https://gut.bmj.com/content/48/1/14
- (3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5733421/
Hoan đã bình luận
tôi bị sôi bụng về đem, khi xúc miệng bằng nước muối thì hết sôi? xin hỏi nguyên nhân và cách khăc phục, xin cảm ơn
Chuyên gia tư vấn đã bình luận