Sau khi ăn sáng xong, bạn cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài ngay lập tức. Thông thường, đây là phản ứng sinh lý của cơ thể muốn đào thải các chất cặn bã. Nhưng đôi khi đây có là thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn các bệnh lý gây nên tình trạng ăn sáng xong hay bị đau bụng, đi ngoài, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
- Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng có phải là triệu chứng bình thường không?
- Ăn sáng xong hay bị đau bụng, đi ngoài là do đâu?
- Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
- Bạn nên làm gì khi bị đau bụng, đi ngoài sau bữa ăn sáng?
- Phòng ngừa đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng
- Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định đường tiêu hóa
Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng có phải là triệu chứng bình thường không?
Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và có thể không cần phải dùng thuốc. Nhưng trong một số trường hợp, nó có thể kéo dài dai dẳng và kèm theo các triệu chứng khác.
Sau khi ăn xong, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra mạnh mẽ, nhu động ruột tăng khiến đại tràng co bóp mạnh và thúc đẩy khối thức ăn bài xuất ra ngoài, tạo cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức. Nếu bạn đi ngoài ít hơn hoặc bằng 2 lần/ngày và khuôn phân bình thường, không lỏng, nát thì đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.
Ngược lại, nếu bạn đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, khuôn phân bất thường và kèm theo các dấu hiệu khác như đau quặn bụng, đại tiện xong vẫn đau bụng, buồn nôn, nôn,… thì đây là dấu hiệu mà bạn cần phải chú ý.
Ăn sáng xong hay bị đau bụng, đi ngoài là do đâu?
Ăn sáng xong hay bị đau bụng, đi ngoài do một số nguyên nhân dưới đây:
Đồ ăn không hợp vệ sinh
Các thực phẩm bẩn, ôi thiu hay các thực phẩm sống, tái,… là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm các loại vi khuẩn và kí sinh trùng như Giardia lamblia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica, E.coli, từ đó gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài. Bạn có thể gặp hiện tượng này vào mọi thời điểm trong ngày nhưng thường gặp nhất là vào buổi sáng.
Không dung nạp thức ăn
➤ Không dung nạp Gluten (bệnh Celiac): Là tình trạng cơ thể không thể hấp thu Gluten – một loại protein có mặt trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc,… Người bệnh có thể bị đau bụng, đi ngoài sau bữa ăn sáng chứa Gluten và kèm theo các triệu chứng đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, phân có lẫn nhày,…
Các triệu chứng trên đường tiêu hóa gặp chủ yếu ở trẻ em, từ đó làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển, dậy thì muộn,… Ngược lại, người lớn ít gặp các triệu chứng trên đường tiêu hóa. Thay vào đó, họ thường gặp các biểu hiện như phát ban, mụn rộp, thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ,…
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là tránh tất cả các thực phẩm chứa Gluten. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và các loại thuốc kiểm soát tình trạng dị ứng.
➤ Không dung nạp Lactose: Là tình trạng cơ thể bị dị ứng với đường Lactose có mặt trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Sau khi ăn các thực phẩm chứa Lactose, người bệnh gặp triệu chứng sau: đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,… Các triệu chứng này xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ.
Hội chứng ruột kích thích
Đây là một trong những bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh lý gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng.
Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, đại tràng kích thích, đại tràng chức năng,… Hội chứng ruột kích thích do rối loạn chức năng đại tràng (ruột già) gây nên. Tuy nhiên, bệnh không gây ra bất cứ tổn thương thực thể nào nên bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với rối loạn tiêu hóa thông thường.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích có thể do các yếu tố như tâm lý căng thẳng, yếu tố di truyền, tính nhạy cảm đường ruột, chế độ ăn uống,…
Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng tới mỗi người theo các cách khác nhau và không phải ai cũng gặp tất cả các triệu chứng. Tuy nhiên, người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp các triệu chứng sau:
Đau bụng: Người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đôi khi đau âm ỉ kéo dài. Đau bụng không tập trung tại một điểm mà có tính lan tỏa. Triệu chứng đau bụng xuất hiện sau khi ăn và giảm sau khi đi ngoài.
Tiêu chảy: Nghiên cứu cho thấy người mắc hội chứng ruột kích thích đi ngoài trung bình 12 lần/tuần và phân thường lỏng, nát, nhiều nước, có thể lẫn nhầy.
Táo bón: Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần. Phân rắn, có thể lẫn nhày nhưng không bao giờ lẫn máu.
Chướng bụng, đầy hơi: Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban ngày và thuyên giảm vào ban đêm.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng không phổ biến như lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn,…
Bạn có thể tham khảo các một số biện pháp dưới đây:
- Tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngừng sử dụng thuốc, trong trường hợp gặp các tác dụng phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không được tự ý thay đổi hoặc nghe theo lời mách bảo của người này, người kia.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, khoa học.
- Tránh căng thẳng, lo lắng, đảm bảo ngủ ngon giấc, giữ tinh thần tỉnh táo.
- Tập thể dục, thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân mắc viêm đại tràng có thể do thực phẩm bẩn, nhiễm trùng, bệnh Crohn, lao,…
Người mắc viêm đại tràng có các biểu hiện sau:
Cấp tính: Đau bụng dọc theo khung đại tràng, đôi khi đau quặn thắt vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, người bệnh gặp các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn,..
Mạn tính: Người bệnh trải qua các cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau ở vùng hố chậu phải, hố chậu trái và dọc khung đại tràng. Ngoài ra, số lần đi ngoài nhiều hơn hẳn so với bình thường (4 – 5 lần/ngày), phân lỏng, nát, có mùi hôi tanh, không thành khuôn và có lẫn nhày, máu. Các triệu chứng khác bao gồm đi ngoài không hết phân, mót rặn, đại tiện bất thường, chán ăn, ăn ngủ kém, đầy chướng,…
Viêm đại tràng là một trong những bệnh thường được phát hiện khá muộn, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm bệnh có thể tiến triển thành viêm đại tràng mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng như xuất huyết, polyp đại tràng, thủng đại tràng,… có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.
Người bệnh nên khám sức khỏe định kì, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn.
☛ Xem thêm: Bật mí cách chữa bệnh đại tràng tại nhà an toàn, hiệu quả!
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng trong video dưới đây:
Viêm tụy
Tụy là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, mang cả chức năng nội tiết và ngoại tiết. Viêm tụy gồm 2 thể cấp tính và mạn tính:
Cấp tính: Người bệnh thường cảm thấy đau bụng ở vùng thượng vị sau đó lan đến lưng. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn sau bữa ăn, đặc biệt là sau bữa ăn nhiều chất béo. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng sốt, nhịp tim nhanh, buồn nôn và nôn.
Mạn tính: Tương tự các triệu chứng của viêm tụy cấp tính. Tuy nhiên, người bị viêm tụy mạn tính còn có biểu hiện gầy sút nhanh chóng do khả năng hấp thu dinh dưỡng bị suy giảm.
Một số nguyên nhân khác
☛ Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, hóa trị liệu có thể khiến bạn bị đau bụng, đi ngoài vào buổi sáng. Bạn có thể gặp tình trạng này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng vào buổi sáng, khi chúng ta thức dậy hệ tiêu hóa hoạt động mạnh hơn nên thường gặp tình trạng đau bụng, đi ngoài vào thời điểm này.
☛ Căng thẳng: Nhu động ruột tăng lên khi bạn gặp tình trạng căng thẳng, từ đó dẫn đến hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất khi bạn giải quyết được vấn đề gây căng thẳng.
☛ Mang thai: Nồng độ estrogen và HCG tăng cao trong thời kỳ mang thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp bị đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng đều không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng sau, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám:
Tiêu chảy: Nếu bạn gặp phải tình trạng tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài trong 3 tuần hoặc bạn bị tiêu chảy trong 3 ngày liên tiếp thì đây có thể là dấu hiệu cần được thăm khám.
Mất nước: Người bệnh có các biểu hiện mất nước như giảm lượng nước tiểu, nước tiểu sẫm màu, cảm giác cực kỳ khát, khô miệng, chuột rút, trũng mắt,…
Sốt: Sốt trên 38oC và kéo dài hơn 3 ngày.
Phân: Tình trạng phân xám, đen hoặc lẫn máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa.
Đau bụng: Đau bụng dữ dội, đặc biệt là vùng bụng dưới bên trái (vị trí của đại tràng).
☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng quặn dưới rốn: Tín hiệu “SOS” từ cơ thể!
Bạn nên làm gì khi bị đau bụng, đi ngoài sau bữa ăn sáng?
Áp dụng các biện pháp tự nhiên
✔ Lá ổi: Nghiên cứu cho thấy trong lá ổi và búp lá non chứa hàm lượng lớn hoạt chất tanin. Hoạt chất này có tác dụng làm săn niêm mạc và cầm tiêu chảy rất tốt.
Bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:
- Lấy 15 – 20 búp ổi non đem rửa sạch, sau đó ngâm nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và ký sinh trùng gây bệnh.
- Vò nát lá ổi và đun sôi với nửa lít nước.
- Đun sôi khoảng 30 phút, rồi lọc bỏ bã, lấy nước uống.
- Mỗi ngày uống 3 lần và uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.
✔ Lá mơ: Chứa hoạt chất sulfur dimethyl disulfide có tính kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Cách thực hiện:
- Đem 100g lá mơ rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại.
- Giã nát lá mơ rồi đập 1 quả trứng và đánh đều tay.
- Cho vào chảo và rán đều 2 mặt.
- Mỗi ngày ăn 2 lần, tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.
✔ Thảo dược chứa berberin: Hoạt chất berberin có màu vàng, vị đắng, có mặt trong nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy. Đặc biệt, nghiên cứu lâm sàng cho thấy berberin có hiệu quả điều trị tiêu chảy do các kí sinh trùng E.coli, cholera, shigellosis gây ra. Các thảo dược chứa berberin có thể kể đến là Hoàng bá, Hoàng liên gai, Hoàng liên chân gà, lá táo ta,…
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp bạn đã thực hiện các biện pháp tự nhiên mà tình trạng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.
Một số thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy, thuốc giảm co thắt cơ trơn, thuốc chống trầm cảm,…
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải đánh giá dựa trên mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe. Vậy nên, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.
Phòng ngừa đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng
Để phòng ngừa đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tránh ăn các thực phẩm sống trong bữa ăn sáng như sushi, rau sống, gỏi, tiết canh,…
- Không nên uống sữa, các chế phẩm từ sữa, trái cây họ cam, quýt khi bụng đói.
- Ưu tiên ăn cháo, bánh mì, các thực phẩm giàu tinh bột,… vào bữa sáng.
- Ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Ăn đủ bữa (tối thiểu 3 bữa/ngày) và ăn đúng giờ.
- Ăn chậm, nhai kĩ, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán hoặc đồ ăn cay nóng.
- Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh xa các đồ uống có gas và cà phê. Thay vào đó, bạn nên uống nước lọc hoặc nước dừa.
- Giữ tinh thần thoải mái.
- Tập thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày.
☛ Có thể bạn quan tâm: Đại tiện ra máu tươi không đau cảnh báo bệnh lý gì?
Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định đường tiêu hóa
Tràng Phục Linh PLUS được sản xuất bằng công nghệ và dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược quý như Hoàng bá, Bạch Phục Linh, Bạch truật,… và các hoạt chất ImmuneGamma, 5-HTP.
ImmuneGamma: Được chiết xuất từ vách tế bào chủng vi khuẩn có lợi Lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, ImmuneGamma cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
Hoàng bá: Chứa hoạt chất berberin có tác dụng kháng khuẩn và cầm tiêu chảy rất tốt. Bên cạnh đó, hợp chất lacton trong Hoàng bá còn có khả năng ức chế thần kinh trung ương, từ đó làm giảm co thắt đại tràng – một trong những yếu tố gây ra hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng.
- Người mắc viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích.
Bạn tham khảo thêm thông tin về các điểm bán Tràng Phục Linh PLUS TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/digestive-health/diarrhea-after-eating#see-your-doctor
- https://www.verywellhealth.com/diarrhea-after-eating-1944811
- https://suckhoedoisong.vn/ngan-chan-chung-tieu-chay-buoi-sang-n144805.html
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn