Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu khảo sát bệnh tiêu hóa tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai (2004), bệnh lý ống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, HCRKT chiếm tới 83,38%. Vậy hội chứng ruột kích thích và cách điều trị thế nào? Mời các bạn theo dõi giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Mục lục
- Hội chứng ruột kích thích là gì?
- Biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích
- Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích
- Yếu tố nguy cơ làm tăng hội chứng ruột kích thích
- Hội chứng ruột kích thích và điều trị
- Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp chuyên biệt cho hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng… Đây là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến chức năng ruột già (đại tràng) gây đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện, mặc dù vậy bệnh không gây ra các tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.
Theo thống kê của Bộ y tế cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Đa số khi mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh thường chủ quan và nghĩ đó là bệnh tiêu hóa thông thường khiến bệnh ngày càng nặng, dai dẳng, khó chữa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là
- IBS-D (hay tiêu chảy)
- IBS-C (hay táo bón)
- IBS-M (vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón)
- IBS-U (Không tiêu chảy hay không táo bón)
Biểu hiện điển hình của hội chứng ruột kích thích
Đau bụng hoặc đau rút
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ruột kích thích. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút trong dạ dày, đặc điểm của cơn đau là:
- Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi.
- Khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ.
- Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện.
- Tần suất đi ngoài có sự thay đổi.
- Phân của bạn không giống lúc trước.
Chướng bụng, đầy hơi, cảm giác bụng cồng kềnh
Những triệu chứng này cũng rất thường gặp với bệnh nhân IBS, đôi khi trở thành triệu chứng nổi trội. Thông thường, lúc ngủ thì các triệu chứng này không xuất hiện, cảm giác chướng bụng, nặng bụng tăng dần lên trong ngày. Triệu chứng khó chịu giống như có khối đá đè trong bụng.
Rối loạn đi đại tiện
Triệu chứng này xảy ra do nhu động ruột bị rối loạn, biểu hiện bằng số lần đi cầu, thay đổi mật độ và hình dạng của phân như tiêu chảy hoặc táo bón. Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy gặp nhiều hơn thể táo bón.
Rối loạn chuyển vận ruột có thể ảnh hưởng đến cách thức đi ngoài: mót rặn, đau nhẹ hậu môn, phân có nhày mũi, són phân.
Lưu ý: Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra tiêu chảy hoặc táo bón hoặc xuất hiện cả hai. Tuy nhiên không phải ai có các triệu chứng về đường tiêu hóa cũng mắc phải hội chứng ruột kích thích.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh nhân IBS cũng có thể gặp triệu chứng nóng rát thượng vị giống bệnh dạ dày, buồn nôn, nuốt khó, cảm giác có cục vướng ở họng hoặc đau ngực không do bệnh tim.
Các dấu hiệu không phải tiêu hóa phối hợp
- Bệnh nhân có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hóa rất khác nhau.
- Đái khó, rối loạn về phụ khoa, đau nhức đầu, đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ. Mệt mỏi hay gặp nhất và gây trở ngại nhất.
- Các triệu chứng về tâm lý rất hay gặp ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích là suy sụp, lo lắng, đôi khi còn hơn là người có bệnh thực thể.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
Hội chứng ruột kích thích là bệnh phổ biến nhưng hầu hết mọi người xem nhẹ bệnh và ít người đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu về đường tiêu hóa. Nếu bạn gặp những dấu hiệu như đã liệt kê ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ bởi không biết tình trạng của bạn tới mức nào? Vì những dấu hiệu trên cũng có thể nghiêm trọng bởi đó là dấu hiệu của bệnh ung thư.
- Bạn có dấu hiệu của bệnh ít nhất 3 lần trong 1 tháng.
- Tình trạng dấu hiệu bệnh diễn ra trong 3 tháng vừa qua.
- Triệu chứng đầu tiên của bệnh bắt đầu trong 6 tháng gần đây.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích thường lặp đi lặp lại có thể hàng tháng mới lặp lại 1 lần, tuy nhiên nếu có những dấu hiệu như kể trên, bạn cần đi khám ngay lập tức, để điều trị bệnh, tránh gây những biến chứng về sau.
Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích
Cho đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng gây ra căn bệnh này, các nghiên cứu chỉ ghi nhận có một số cơ chế tham gia gây bệnh như:
- Bất thường co bóp tại tiểu tràng và đại tràng,
- Tăng cảm nhận đau của cơ quan nội tạng
- Bất thường về tâm thần (bị trầm cảm, sang chấn tâm lý, stress …).
Chứng bệnh đại tràng kích thích chỉ là những triệu chứng, không có bằng chứng về những tổn thương thực thể khi đi khám đại tràng qua nội soi, sinh thiết…nghĩa là khi nội soi thấy niêm mạc ruột hoàn toàn trơn láng, không có các vết trợt, lở loét, xung huyết, xuất huyết.
Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không dẫn đến một số bệnh khác như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng… nhưng gây khó chịu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Yếu tố nguy cơ làm tăng hội chứng ruột kích thích
Nhiều người thỉnh thoảng có dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những trường hợp dưới đây có nhiều nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích nếu:
- Những người trẻ tuổi: từ trước tuổi 35 là 50%
- Nữ giới: Theo thống kê, phụ nữ dễ mắc gấp 2 lần nam giới.
- Lịch sử gia đình: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có – chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em với hội chứng ruột kích thích, có nguy cơ của tình trạng này.
- Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu xem ảnh hưởng của lịch sử gia đình hội chứng ruột kích thích có nguy cơ có liên quan đến gen, các yếu tố môi trường được chia sẻ trong gia đình, hoặc cả hai.
Hội chứng ruột kích thích và điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp hay loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đa phần các bệnh nhân IBS phải dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống (đặc biệt trong chế độ ăn uống) để kiểm soát triệu chứng.
Điều trị Tây Y
Trong nhiều trường hợp nếu chỉ dùng biện pháp vệ sinh, chế độ ăn uống thôi thì không đủ. Cần phải điều trị bằng thuốc, tùy vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Cụ thể như sau:
Thuốc chống tiêu chảy:
- Loperamid (inodium) là một opioid, không qua hàng rào máu não, làm giảm nhu động ruột. Viên 2mg, 1-2viên x 2-3 lần/ngày.
- Diphenoxylate (diarsed), viên có chứa diphenoxylate và atropine, điều trị tăng vận động ruột.
Thuốc chống táo bón:
Forlax gói 10g. Cisapride cũng có khả năng làm tăng vận động chuyển ruột.
Thuốc chống đau:
- Nếu đau là triệu chứng nổi trội thì có thể dùng các thuốc chống co thắt, kháng cholin,
- Các thuốc chống trầm cảm, an thần,
- Các thuốc ức chế kênh calci,
- Thuốc điều chỉnh ngưỡng đau.
Đau sau ăn:
- Dicyclomine, dicycloverine (kremil-S);
- Chống co thắt uống spasmaverine;
- Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel),
- Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Thuốc khác:
Ngoài ra, một số thuốc bổ sung như Oresol bổ sung nước khi người bệnh đi ngoài nhiều, mất nước. Và các loại thuốc an thần gây ngủ, … mà không loại trừ triệt để khiến bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát.
Lưu ý:
IBS cho đến nay không thể điều trị một cách triệt để, bệnh chỉ có thể thuyên giảm nhờ vào việc điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên cũng nên chú ý bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát. Hơn nữa, nếu bệnh nhân phải dùng quá nhiều loại thuốc sẽ dễ gây phản tác dụng. Như thuốc giảm đau, giảm chướng bụng có thể gây tăng tình trạng táo bón, và ngược lại thuốc trị táo bón lại làm nặng thêm triệu chứng đau và chướng bụng của bệnh đại tràng kích thích. Cứ như vậy sẽ tạo một vòng luẩn quẩn khi điều trị, gây bệnh mãi không khỏi ảnh hưởng tới tâm lí người bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
Điều trị Đông y
Chữa đại tràng kích thích bằng Đông y là phương pháp chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi ngoài việc chữa bệnh từ gốc đến ngọn, tiêu diệt căn nguyên của bệnh thì thuốc Đông y còn có những ưu điểm như: an toàn, không gây tác dụng phụ, lành tính, mang lại kết quả cao trong điều trị và phòng ngừa bệnh đại tràng co thắt tái phát.
Bài thuốc 1 – chủ trị rối loạn tiêu hóa
- Gừng tươi rửa sạch thái lát: 20gr
- Lá lốt rửa sạch thái nhỏ: 20gr
- Tất cả đem bỏ vao ấm hãm trà, đổ nước sôi vào tráng qua, rồi cho vao khoảng 500ml nước, hãm trong 15p là có thể dùng.
Bài thuốc 2 – chủ trị tiêu chảy
- Riềng rửa sạch thái lát: 20gr
- Búp ổi rửa sạch: 20gr
- Vỏ quả chuối xanh: 20gr
- Tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào nồi, thêm 500ml nước, nấu sôi tầm chục phút là tắt bếp, để nguội và uống dần
Bài thuốc 3
- Dùng riềng tươi: 20 gr
- Lệ chi: 20 gr
- Quế tốt: 8 gr
- Bạch truật:16gr
- Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch cho vào âm sắc thuốc
- Đổ nước ngập và đun tầm 30 phút đến khi thuốc mềm
- Lấy thuốc này uống 2-3 lần mỗi ngày.
Cải thiện lối sống
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần sinh hoạt điều độ bằng các thói quen lành mạnh để giảm thiểu những triệu chứng của bệnh.
Về chế độ ăn uống
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa
- Tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
- Hạn chế ăn những bữa ăn quá giàu chất dinh dưỡng
- Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, thực phẩm tanh sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…)
- Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”.
- Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay.
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu.
- Ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho).
- Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
- Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ
Về chế độ tập luyện
- Có chế độ thể dục thể thao hợp lý (tập dưỡng sinh, thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga…) hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất.
Kiểm soát căng thẳng
- Tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
- Luôn vui vẻ, thoải mái và sống lành mạnh
- Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Có thể lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ ngày vài lần để kích thích nhu động ruột.
Lời khuyên:
Biện pháp phòng hội chứng ruột kích thích hữu hiệu nhất, sớm nhất đó là bạn cần đi định kì sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể.
Khi cảm thấy có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thì cần đi khám bệnh ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh trở thành mạn tính nặng hơn.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà an toàn, hiệu quả!
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp chuyên biệt cho hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích và điều trị ngoài những phương pháp giúp giảm thiểu hội chứng ruột kích thích như trên, các bạn có thể sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực.
Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được nhiều người dùng mà cho kết luận rất tốt.
Sản phẩm hướng tới các lợi ích nổi bật:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột
- Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS và tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích và các bệnh đại tràng các bạn có thể thể xem TẠI ĐÂY
Các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
DianeHup đã bình luận
DianeHup đã bình luận