Bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể là triệu chứng của bệnh cấp tính như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn…đồng thời cũng có thể là triệu chứng của bệnh mãn tính như viêm đại tràng, đại tràng co thắt… Tình trạng này khiến người bệnh hết sức mệt mỏi, mất nước, khó chịu… Do vậy, rất nhiều người bệnh gửi thắc mắc: bị bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày nên uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
☛ Tham khảo thêm: Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở người lớn là bệnh gì? Cách khắc phục?
Bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày uống thuốc gì?
Đi ngoài nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề như:
- Ngộ độc thực phẩm.
- Dị ứng thực phẩm.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
- Nhiễm vi khuẩn hay virus gây bệnh.
- Triệu chứng của các bệnh lý như viêm đại tràng, đại tràng co thắt…
Dù xảy ra do nguyên nhân nào thì đi ngoài nhiều lần đều gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, không chỉ việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng mà cơ thể cũng bị mất nhiều nước và điện giải, nhanh chóng mệt mỏi, suy kiệt. Trong nhiều trường hợp, tiêu chảy cấp tính còn kéo theo nhiều rối loạn khác như rối loạn kiềm toan, hạ huyết áp, trụy tim mạch…
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường dùng để trị bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày:
Bổ sung nước và chất điện giải
Đại tràng là nơi có chức năng tái hấp thu nước, một phần dinh dưỡng, chứa và đào thải các chất thải. Nhưng vì một lý do nào đó gây rối loạn hoạt động này, cơ thể phản ứng lại bằng cách:
- Tăng lượng nước vào ruột để hòa tan các chất độc.
- Co bóp mạnh để tống phân và các hại khuẩn ra ngoài.
Khi nước và điện giải bị thải ra quá nhiều mà không được bù vào, cơ thể sẽ bị thiếu các chất này, gây mệt mỏi, vật vã, suy kiệt.
Việc bạn cần làm lúc này là bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể để bù lại lượng nước bị mất. Dựa vào mức độ mất nước và điện giải, bác sĩ có thể lựa chọn một trong các cách bù nước sau:
- Mất nước nhẹ: Bù nước đường uống bằng dung dịch Oresol hoặc viên uống Hydrite.
- Mất nước nặng: Lượng nước mất > 5% trọng lượng cơ thể hoặc không đáp ứng bù nước đường uống, người bệnh cần bù nước qua đường tiêm truyền.
Có 2 loại thuốc bù nước được áp dụng hiện nay:
Oresol
Oresol là thuốc bột bù nước được sử dụng phổ biến cho các trường hợp đi ngoài nhiều lần trong ngày hiện nay. Bột Oresol có chứa các thành phần là: Kali clorid, natri clorid, natri citrate, các vitamin nhóm B, Glucose khan…
Khi sử dụng, bạn cần hết sức lưu ý pha dung dịch này theo đúng lượng nước nhà sản xuất khuyến cáo. Dung dịch oresol quá mặn, hàm lượng muối cao sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nước mà chỉ dung nạp muối. Nguy hiểm hơn, lượng muối trong máu lớn có thể dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm khác như: co giật, hôn mê, tổn thương não… gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngược lại Oresol pha quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước và chất điện giải.
Liều dùng của Oresol như sau:
- Dùng phòng ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước do đi ngoài nhiều lần/ ngày: 10 ml/ kg thể trọng sau mỗi lần đi tiêu.
- Trường hợp bù mất nước ở mức độ nhẹ, vừa: Liều trung bình 75ml/ kg thể trọng.
- Trường hợp cơ thể bị mất nước nặng: Bù nước bằng dịch tiêm truyền.
Oresol được đánh giá là biện pháp giảm các triệu chứng mất nước của bệnh tiêu chảy tương đối an toàn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng dung dịch này. Dưới đây là một số đối tượng chống chỉ định dùng Oresol:
- Người bị suy thận cấp.
- Người bệnh không dung nạp Glucose.
- Người bị thủng ruột, tắc ruột, liệt ruột…
- Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Viên uống Hydrite
Hydrite là viên bù nước có tác dụng tương tự Oresol nhưng ở dạng viên nén, được dùng cho các trường hợp mất nước do tiêu chảy cấp, nôn mửa, đi ngoài nhiều lần trong ngày, người mất nước do vận động…
Về thành phần, viên uống Hydrite có chứa: NaCl, NaHCO3, KC, Glucose khan… Bạn có thể tham khảo liều dùng viên uống Hydrite dưới đây:
- Bù nước phòng mất nước do tiêu chảy: 10 ml/ kg, uống sau mỗi lần đi ngoài.
- Điều trị mất nước do tiêu chảy: 75 ml/ kg, uống ngay trong 4 giờ đầu sau khi xuất hiện những dấu hiệu của tiêu chảy.
Hiện nay, thuốc chưa có bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh tính an toàn đối với trẻ em. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên dùng cho đối tượng trẻ nhỏ.
Khi sử dụng viên uống này, tương tự như dung dịch Oresol, người bệnh cần pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:
- Pha bằng dung dịch nước nguội, và uống dung dịch pha được. Tránh nuốt cả viên thuốc.
- Nên uống ngay sau khi pha khoảng 1 giờ do để lâu ngoài môi trường, dung dịch bù nước có thể bị nhiễm khuẩn.
Mặc dù hiếm nhưng viên uống Hydrite vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh bất thường, khó kiểm soát, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, bàn chân hoặc cẳng chân bị sưng to…
Thuốc hấp phụ và bảo vệ niêm mạc ruột
Thuốc hấp phụ và bảo vệ niêm mạc ruột có bản chất là các silicat thiên nhiên hoặc nhựa poly acrylic thân nước. Đây đều là các chất trơ về mặt hóa học, trọng lượng phân tử cao và cấu trúc đặc biệt, dạng phiến mỏng, dẻo dai. Nhờ vậy, chúng vừa có khả năng gắn với glycoprotein của niêm mạc đường tiêu hóa, hình thành lớp màng mỏng bao phủ và bảo vệ niêm mạc, vừa có khả năng hút giữ các vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, các chất độc trong ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn giúp hấp thu nước, tăng độ đặc của phân, giảm tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Các thuốc hấp phụ và bảo vệ niêm mạc ruột chỉ bám trên bề mặt niêm mạc ruột già, không hòa tan và không được hấp thu vào máu nên hầu như không gây bất kỳ tác dụng phụ nào với sức khỏe. Chúng sẽ được đào thải theo phân ra ngoài cùng các chất độc đã được hấp phụ.
Mặc dù vậy, bạn cần lưu ý nhóm thuốc này chỉ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, cải thiện khuôn phân, giảm lượng chất thải bài tiết ra ngoài chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Có thể kể đến 2 thuốc thuộc nhóm này
Diosmectite (Smecta)
Smecta là thuốc bảo vệ niêm mạc đại tràng được dùng phổ biến để cải thiện đi ngoài nhiều lần trong ngày, với hoạt chất chính là diosmectite. Smecta có cấu trúc từng lớp với độ nhầy cao, có khả năng bao phủ lớn, chúng tương tác với các chất nhầy trên niêm mạc đại tràng, nhờ đó tăng khả năng bao phủ và bám dính, tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc đại tràng. Mặc dù vậy, Smecta không làm ảnh hưởng hay thay đổi chức năng sinh lý của ruột.
Thuốc có thể dùng cho hầu hết các đối tượng, kể cả trẻ em. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
- Tiêu chảy cấp tính
- Triệu chứng của tiêu chảy mãn tính do các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn…
Atapulgit
Atapulgit là hydrat nhôm magnesi silicat – một loại đất sét vô cơ tương tự cao lanh. Khi sử dụng, thuốc có khả năng dàn thành lớp mỏng, đều trên niêm mạc đại tràng, ngăn ngừa tiêu chảy và mất nước.
Thuốc Atapulgit nên được uống xa bữa ăn để không ngăn cản quá trình hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên khi dùng với liều cao, kéo dài, thuốc có thể gây táo bón, thiếu hụt Phospho… nên không được khuyến nghị dùng cho các trường hợp đi ngoài nhiều lần mãn tính.
Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, nhưng chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi.
Thuốc cầm tiêu chảy nhờ giảm co thắt ruột
Khi bị tác động bởi các yếu tố gây hại, cơ thể phản xạ bằng cách tăng nhu động ruột, tống các tác nhân đó ra ngoài, hậu quả là dẫn đến tình trạng tiêu chảy đi ngoài nhiều lần. Do vậy, để giảm tình trạng co thắt bất thường này, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm co thắt ruột.
Lúc này, nước, thức ăn và các chất điện giải trong ruột sẽ di chuyển với tốc độ chậm hơn, tăng sự tái hấp thu nước, từ đó làm tăng độ đặc của phân.
Cần lưu ý, trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn gây hại, bạn tuyệt đối không sử dụng nhóm thuốc này. Do thuốc làm tăng giữ phân trong đường ruột, đồng thời giữ lại vi khuẩn và các độc tố của chúng, khiến triệu chứng bệnh có thể nặng nề hơn.
Có thể kể đến các thuốc thuộc nhóm này như: Loperamide, Diphenoxylate…
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng ở người lớn.
- Tiêu chảy mãn tính.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 6 tuổi (do có thể gây độc thần kinh).
- Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh viêm đại tràng nghiêm trọng, tổn thương gan, hội chứng lỵ.
Thận trọng với đối tượng:
- Người có nhu động ruột bị giảm sút, trướng bụng.
- Phụ nữ có thai.
- Người viêm loét dạ dày, có chức năng gan suy giảm.
Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như:
- Trên hệ tiêu hóa: táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trướng bụng, tắc, liệt ruột…
- Trên hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Thuốc cầm tiêu chảy nhờ giảm tiết dịch ruột
Thuốc giảm tiết dịch ruột hoạt động theo cơ chế ức chế enkephalinase ngoại vi – enzym phân giải enkephalin, nhờ đó giúp giảm tiết dịch, chất điện giải vào phân, giảm thể tích phân và mang lại hiệu quả giảm đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Có thể kể đến thuốc Racecadotril – thuốc điều trị tiêu chảy cấp cho đối tượng trẻ nhỏ.
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ (trên 3 tháng tuổi).
- Phối hợp các thuốc khác điều trị triệu chứng tiêu chảy.
Liều dùng:
- Trẻ từ 13kg – 27kg: 1 gói 30mg x 3 lần/ngày. Không quá 7 ngày.
- Trẻ em > 27kg : 2 gói 30mg x 3 lần/ngày. Không quá 7 ngày.
Chống chỉ định:
- Trẻ nhỏ dị ứng với hoạt chất hoặc bất kì thành phần nào của tá dược.
Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Với trường hợp bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh này.
Tùy vào chủng vi khuẩn gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp:
- Với trực khuẩn tả: Erythromycin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày.
- Trực khuẩn lỵ: Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày.
- Lỵ Amip: Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 – 10 ngày.
- Khuẩn Giardia: Metronidazole 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày.
Ngoài ra, để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần lưu ý:
- Thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Khi thăm khám, bạn cần báo lại cho bác sĩ về các thuốc đang dùng và tình trạng kháng kháng sinh của bản thân.
Sử dụng men vi sinh
Thực chất, men vi sinh không phải là thuốc, đây là các vi khuẩn hay nấm có lợi cho hệ tiêu hóa như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium… Sử dụng men vi sinh sẽ giúp:
- Thiết lập lại cân bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột.
- Kích thích vi khuẩn hủy Saccharose phát triển.
- Kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu của ruột già.
- Cải thiện triệu chứng tiêu chảy.
- Tăng cường hoạt động tiêu hóa thức ăn.
Men vi sinh thường được dùng trong trường hợp tiêu chảy do:
- Sử dụng nhiều kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.
- Rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung vitamin và các nguyên tố vi lượng
Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các vitamin và nguyên tố vi lượng như Kẽm để hỗ trợ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, giảm thời gian bệnh và giảm nguy cơ tái phát.
☛ Tham khảo thêm: Top 8 bệnh lý gây đau bụng đi ngoài ra máu bạn nên biết!
Tràng Phục Linh PLUS cải thiện viêm đại tràng đi ngoài nhiều lần
Nếu tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày mà bạn đang gặp phải có nguyên nhân do bệnh lý tại đại tràng, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh lý này như Tràng Phục Linh PLUS.
Hiện nay, đây được coi là sản phẩm tối ưu nhất giải quyết các vấn đề của bệnh nhân viêm đại tràng: giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột, loại bỏ các triệu chứng do bệnh gây ra.
Tràng Phục Linh PLUS là thành quả kết hợp giữa các dược liệu thiên nhiên quý như bạch truật, bạch phục linh… cùng chế phẩm sinh học Immune Gamma. Sản phẩm đem lại công dụng:
- Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột.
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… do viêm đại tràng.
- Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/diarrhea.html
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/376767/
- https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-tieu-chay-cap-dung-sao-cho-dung-169176192.htm
- https://phacdodieutri.com/tieu-chay-cap/
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn