Bụng kêu ọc ọc tiêu chảy là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng bụng kêu ọc ọc tiêu chảy thì hãy dành ít phút tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bụng kêu ọc ọc tiêu chảy cảnh báo bệnh lý gì?
Bụng kêu ọc ọc tiêu chảy là những triệu chứng rối loạn hết sức phổ biến khi sức khỏe đường ruột của bạn gặp vấn đề. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây tình trạng bụng kêu ọc ọc kèm theo tiêu chảy:
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc thành trong của ruột non và ruột già hoặc bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa, do các nguyên nhân như:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài.
- Sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn, virus…
- Căng thẳng, stress.
- Sử dụng kháng sinh đường uống quá mức.
Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh mà bệnh Crohn gây những ảnh hưởng khác nhau như:
- Đau quặn bụng trên rốn.
- Đầy hơi khó tiêu, bụng sôi ọc ọc sau khi ăn.
- Tiêu chảy nặng.
- Sụt cân nhanh gây suy dinh dưỡng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng viêm ruột có thể lan rộng, gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Bệnh dị ứng thức ăn
Nếu bạn gặp phải tình trạng bụng kêu ọc ọc tiêu chảy sau khi ăn một số loại thực phẩm cụ thể như sữa bò, mật ong, lúa mì, bánh mì, quả nho… thì rất có thể bạn đang bị dị ứng với một số chất trong thực phẩm. Đó có thể là:
Chứng không dung nạp Lactose
Lactose là một loại đường được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, phomai, phomat, kem sữa…
Thông thường, cơ thể có sẵn enzym lactase giúp tiêu hóa đường lactose. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, như thiếu hụt enzym lactase bẩm sinh hay do cơ thể không sản xuất đủ, đường lactose sẽ không được hấp thu. Chúng di chuyển vào đại tràng và tương tác với các vi sinh vật trong đại tràng, gây ra dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp đường sữa.
Hậu quả là người bệnh bị sôi bụng, bụng kêu ọc ọc, đầy hơi, khó tiêu kèm theo tiêu chảy. Tình trạng này thường xuất hiện từ 30 phút – 2 giờ sau khi ăn.
Chứng bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều khó chịu mỗi khi ăn/ uống những thực phẩm liên quan đến sữa.
Bệnh Celiac
Tương tự chứng không dung nạp lactose, những người có cơ địa không dung nạp Gluten cũng sẽ bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn thực phẩm có chứa hàm lượng cao Gluten.
Đây là tình trạng rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột non, gặp nhiều ở trẻ nhỏ và người lớn mắc một số bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đại tháo đường…
Khi ăn các thực phẩm giàu Gluten, người bệnh có thể bị sôi bụng, bụng kêu ọc ọc kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh có thể mắc một số triệu chứng khác như:
- Đi ngoài có lẫn chất nhầy trong phân.
- Mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.
- Đau xương, đau khớp.
- Kém hấp thu dinh dưỡng.
Các triệu chứng này có thể tăng lên nếu bữa ăn của bạn có đi kèm sữa, đồ ăn nhiều chất béo.
Hiện nay, bệnh Celiac vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị duy nhất là kiêng toàn bộ thực phẩm có chứa Gluten như lúa mì, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, hạt lúa mạch… và các món ăn chế biến từ thực phẩm này.
Hấp thu Fructose
Một số người bệnh bị bụng kêu ọc ọc tiêu chảy do nguyên nhân rối loạn hấp thu đường Fructose ở một số loại rau, hoa quả như táo, nho, dưa hấu, măng tây, đậu hà lan, mật ong…
Bệnh gây các triệu chứng như:
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng.
Các triệu chứng này xuất hiện trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn.
Tương tự như tình trạng không dung nạp Lactose, bạn chỉ cần ngừng sử dụng các loại thực phẩm chứa đường Fructose, các triệu chứng sẽ được kiểm soát tốt. Bạn có thể thay thế bằng các loại đồ ăn chứa lượng đường này thấp hơn như chuối, việt quất, dâu tây, bơ, cà rốt, rau diếp…
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở một số đối tượng:
- Người cao tuổi.
- Người thường xuyên làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, hay lo lắng, căng thẳng.
- Người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm sống, tái hay các loại chất kích thích như bia, rượu…
- Người thường xuyên lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu tại đường tiêu hóa như:
- Đau bụng: Cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau âm ỉ từng cơn. Đau tăng khi người bệnh ăn no, ăn đồ lạ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các chất kích thích… Kèm theo đó là buồn đi đại tiện, sau khi đi cơn đau bụng có thể giảm.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh đi đại tiện lúc táo, lúc lỏng, có khi là cả hai. Phân sống, nát không thành khuôn, đồng thời đi kèm cảm giác mót rặn, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.
- Đi ngoài ra máu: Quan sát phân của người bệnh viêm đại tràng có thể thấy phân có lẫn máu và mủ nhầy. Tùy từng vị trí viêm ở đầu hay cuối đại tràng mà máu trong phân có màu đen hay đỏ sẫm.
- Bụng kêu ọc ọc, chướng hơi, đầy bụng.
- Chán ăn, sụt cân nhanh, người mệt mỏi, suy nhược.
Trong giai đoạn cấp tính, các triệu chứng này xuất hiện ồ ạt.
Viêm đại tràng được đánh giá là bệnh lý khá nguy hiểm. Với trường hợp viêm đại tràng cấp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời rất dễ tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính – một bệnh lý rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Nhiều người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời. Thậm chí bệnh còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hại khác như:
- Chảy máu đại tràng.
- Thủng đại tràng.
- Giãn hoặc đứt đại tràng.
- Ung thư đại tràng.
Do vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi thăm khám sớm. Trong giai đoạn đầu, mức độ viêm nhiễm còn nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện nhờ việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với việc dùng thuốc để kiểm soát tốt các triệu chứng.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh đại tràng có nguy hiểm không? – Lời nhắn từ bác sĩ!
Đại tràng co thắt
Bệnh đại tràng co thắt hay còn được gọi là đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra bất kỳ tổn thương nào trên niêm mạc đại tràng.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt, tuy nhiên, một số yếu tố được coi là có liên quan đến sự hình thành và bùng phát của bệnh là:
- Thói quen ăn uống không khoa học.
- Sự xâm nhập và gây hại của các vi sinh vật gây bệnh.
- Tác dụng phụ có hại do thuốc gây ra.
Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Đau bụng quặn: Đau bụng là biểu hiện đặc trưng của bệnh, cơn đau khu trú dọc theo khung đại tràng, có lúc đau âm ỉ, có lúc quặn thắt thành từng cơn. Cơn đau xuất hiện bất thường không theo quy luật.
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh bị tiêu chảy hay táo bón, có khi là cả hai. Khi đi ngoài thấy phân đầu rắn đuôi nát, hình dạng bất thường, có lẫn nhiều mủ nhầy, tuy nhiên không lẫn máu.
- Sôi bụng, chướng bụng: Người bệnh thường xuyên cảm thấy bụng sôi ọc ọc, ấm ách khó chịu. Khi sờ tay lên bụng còn có thể thấy nổi các u, cục cứng.
- Mệt mỏi, kém ăn, căng thẳng kéo dài, suy nhược cơ thể.
Mặc dù không gây hại cho tính mạng, nhưng các triệu chứng của đại tràng co thắt lại rất dễ tái phát, kéo dài dai dẳng lâu ngày không khỏi, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.
Hiện nay, không có tiêu chuẩn xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Bởi lẽ, bệnh không gây ra các tổn thương thực thể, các chỉ số xét nghiệm đều cho kết quả bình thường, trong khi các triệu chứng vẫn tiếp tục tái diễn. Để khám và điều trị, bác sĩ thường dựa vào các mô tả của bệnh nhân về triệu chứng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh bùng phát trở lại.
☛ Tham khảo thêm: [Cảnh báo] biểu hiện mắc viêm đại tràng co thắt chớ bỏ qua
Bụng kêu ọc ọc tiêu chảy thì nên làm gì?
Bổ sung nước và điện giải
Khi đang bị tiêu chảy, cơ thể không những không tái hấp thu nước trong phân, mà còn bị mất khá nhiều nước mỗi lần đi ngoài. Mức độ tiêu chảy càng nặng, cơ thể bị mất nước càng nhiều, gây nhiều biến chứng có hại như nhiễm toan, nhiễm kiềm, tụt huyết áp, trụy tim mạch…
Do vậy, bạn cần bổ sung nước và điện giải càng sớm càng tốt bằng cách uống dung dịch Oresol hoặc viên uống Hydrit để cân bằng lại lượng nước đã mất.
Thay đổi chế độ ăn uống
Bụng kêu ọc ọc tiêu chảy là tình trạng rất hay gặp ở những người có hệ tiêu hóa kém hay do thói quen ăn uống chưa đúng chuẩn khoa học. Do vậy, khi gặp tình trạng này, điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn.
Bạn nên ăn
- Các món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho đường tiêu hóa như cháo, súp…
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu tinh bột và các loại trái cây như chuối, táo… vừa giàu dinh dưỡng, vừa hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa.
- Bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cung cấp đủ nước để tránh mất nước do tiêu cháy và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Ăn thêm các loại thực phẩm chứa các lợi khuẩn Probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột như: sữa chưa, men tiêu hóa, thức uống lên men…
Đồng thời, bạn cũng cần chú ý hạn chế:
- Thực phẩm khó tiêu như: chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… dễ gây tổn thương đường tiêu hóa.
- Đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn tái, sống, rau sống…
- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh, để qua đêm.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm mà bạn dị ứng, gây triệu chứng bụng kêu ọc ọc tiêu chảy.
Thăm khám và điều trị theo chỉ định
Trong trường hợp bụng sôi ọc ọc tiêu chảy tái diễn thường xuyên không rõ nguyên nhân, hoặc tiêu chảy ở mức độ nặng thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Bạn nên ghi chép lại lịch sử ăn uống trong thời gian gần đây và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ dễ dàng theo dõi.
Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chấn đoán sơ bộ bằng cách hỏi một số câu hỏi như là:
- Tình trạng bụng sôi ọc ọc tiêu chảy bắt đầu từ khi nào?
- Mức độ tiêu chảy, đi ngoài bao nhiêu lần/ ngày.
- Mô tả tình trạng phân.
- Các triệu chứng khác nếu có.
- Thói quen ăn uống và tiền sử dị ứng.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định nguyên nhân tổn thương. Có thể kể đến:
- Nội soi: Nội soi là phương pháp được áp dụng nhiều nhất, giúp quan sát hình ảnh đường tiêu hóa một cách trực tiếp. Nhờ vậy, bác sĩ có thể tìm thấy các tổn thương thực thể tại ruột.
- Xét nghiệm phân: Dựa vào xét nghiệm này để tìm nguyên nhân vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Các xét nghiệm khác: chụp X – quang, chụp CT, xét nghiệm máu…
Từ các kết quả chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương án điều trị về tình trạng mà bạn mắc phải.
Trong trường hợp nghi ngờ bụng kêu ọc ọc tiêu chảy do dị ứng thực phẩm (đường lactose, fructose, gluten…), bác sĩ sẽ cho bạn ăn hạn chế các loại thực phẩm này trong một thời gian xem tình trạng này có giảm bớt hay không. Nếu tình trạng trên tự biến mất, rất có thể bạn đang bị dị ứng với các thực phẩm này. Bạn chỉ cần hạn chế chúng trong thực đơn hằng ngày thì tình trạng sôi bụng, tiêu chảy sẽ được kiểm soát tốt.
Với trường hợp nguyên nhân bệnh lý tại ruột non, viêm hay rối loạn chức năng đạ
i tràng mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách bù nước, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để hạn chế nguy cơ tái phát. Bạn cũng có thể được kê thêm các thuốc như: thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid, Diphenoxylat, Antibiophylus, Berberin…), thuốc hỗ trợ tiêu hóa, thuốc chống viêm… để kiểm soát nhanh triệu chứng này.
Nhưng với trường hợp bệnh ở mức độ nặng, đã xảy ra các biến chứng như viêm loét đại tràng nặng, phình giãn đại tràng có nguy cơ thủng… bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.
Tràng Phục Linh PLUS – Cải thiện sôi bụng tiêu chảy do bệnh đại tràng
Nếu tình trạng bụng kêu ọc ọc tiêu chảy mà bạn đang mắc phải do nguyên nhân bệnh lý tại đại tràng, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh đại tràng: Tràng Phục Linh PLUS.
Sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như bạch truật, bạch phục linh và chế phẩm sinh học Immune Gamma, 5 – HTP, đem lại công dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng, tăng sức khỏe đại tràng.
- Giảm đau bụng, sôi bụng, chướng bụng…
- Khắc phục hiện tượng đi ngoài chướng hơi, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Tràng Phục Linh PLUS giúp ổn định thần kinh đại tràng theo đúng cơ chế gây bệnh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Tác dụng này đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và công bố trên trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Để mua hàng Online quý khách có thể đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ulcerativecolitis.html
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30521231/
- https://www.duocphamvinhgia.vn/soi-bung-tieu-chay/
- https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-thuong-xuyen-soi-bung-169165877.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn