Viêm đại tràng co thắt là bệnh lành tính, ít khi gây các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại gây nhiều khó chịu với người mắc, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giảm chất lượng sống. Do vậy, điều trị viêm đại tràng co thắt là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm giải pháp cho bệnh lý này thì đừng chần chừ tìm hiểu ngay các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng nhu động ruột co bóp thất thường gây đau bụng dữ dội, rối loạn đi ngoài, đầy hơi chướng bụng, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, suy dinh dưỡng…
Đại tràng co thắt được coi là bệnh lý mãn tính, rất dễ tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như vi sinh vật gây hại, ăn uống sinh hoạt không điều độ, căng thẳng stress…
Vào các đợt bùng phát của bệnh, việc sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng này, nhờ đó làm giảm khó chịu cho bệnh nhân.
Sau khi thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng co thắt. Có thể kể đến một số thuốc như:
Thuốc trị táo bón
Thuốc trị táo bón giúp điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng, làm mềm phân nhờ đó làm giảm triệu chứng táo bón.
Các nhóm thuốc trị táo bón thường được sử dụng là:
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Duphalac, Forlax, Sorbitol…
- Thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột.
- Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Parafin…
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl…
Với nhóm thuốc này, bạn không nên lạm dụng quá mức hay sử dụng trong thời gian dài vì chúng có thể gây phụ thuộc thuốc, làm mất phản xạ đi ngoài.
Thuốc trị tiêu chảy
Trái ngược với thuốc trị táo bón, thuốc chống tiêu chảy có tác dụng ức chế co bóp của thành ruột và làm giảm nhu động ruột. Với người bệnh đại tràng co thắt bị tiêu chảy và táo bón lẫn lộn thì không nên sử dụng nhóm thuốc này thường xuyên.
Có thể kể đến các thuốc như: Loperamide, Smecta, than hoạt…
Khi dùng thuốc Loperamid, bạn cần chú ý không nên dùng quá dài và quá nhiều. Đặc biệt nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn đường ruột, người bệnh cũng không nên dùng thuốc này vì Loperamid giúp cầm tiêu chảy nên cũng đồng thời giữ lại vi khuẩn trong cơ thể, có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.
Thuốc ức chế co thắt cơ trơn ruột
Nhóm thuốc ức chế có thắt cơ trơn ruột được dùng nhằm mục đích giảm triệu chứng đau bụng quặn do co thắt đại tràng.
Một số thuốc thường dùng là: Trimebutine, Spasmaverin, Alverin, Drotaverin…
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm được dùng trong điều trị viêm đại tràng hầu hết thuộc nhóm thuốc ức chế ba vòng. Thuốc dùng cho trường hợp người bệnh thường xuyên lo lắng, căng thẳng, lo âu – những nguyên nhân có thể làm tình trạng đại tràng co thắt tái phát với các triệu chứng nặng hơn.
Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm 3 vòng còn có tác dụng giảm các cơn đau do co thắt đại tràng, giúp làm chậm quá trình chuyển thức ăn trong đường ruột, hỗ trợ giảm tiêu chảy.
Có thể kể đến: Desipramine, Nortriptyline, Amitriptyline…
☛ Tham khảo thêm: Các loại thuốc giảm đau co thắt đại tràng – thông tin chi tiết
Thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng co thắt
Trong đông y, bệnh đại tràng co thắt được xếp vào các chứng tiết tả, phúc thống, phúc trướng, tiện bí… Bệnh xảy ra do nguyên nhân rối loạn công năng của các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can.
Do vậy, các bài thuốc Đông y chữa đại tràng co thắt chủ yếu đem lại tác dụng:
- Điều hòa chức năng tỳ vị.
- Hành khí chỉ thống.
- Chỉ tả (Với trường hợp đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát)
- Nhuận tràng thông tiện (Với trường hợp bí đại tiện, táo bón).
Có thể kể đến một số bài thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng co thắt như là:
Bài thuốc 1: Thống tả yếu phương gia vị
Đối tượng sử dụng: Người bệnh can tỳ bất hòa có các triệu chứng:
- Đau bụng quặn thắt, đau giảm khi đi đại tiện.
- Tiêu chảy xen kẽ với táo bón, xảy ra sau khi ăn đồ ăn lạ.
- Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
- Bị stress, căng thẳng có thể gây tái phát bệnh.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạch truật, bạch thược: Mỗi vị 12g.
- Trần bì, phòng phong, sài hồ: Mỗi vị 8g.
- Chỉ thực: 10g.
Sắc 3 bát lấy 1 bát thuốc, ngày uống 1 thang.
Bài thuốc 2: Sâm linh bạch truật tán
Đối tượng sử dụng: Bài thuốc áp dụng cho người bệnh tỳ vị hư có các triệu chứng như:
- Đại tiện thất thường, lúc lỏng, lúc táo.
- Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, ăn uống kém.
- Sắc mặt vàng úa, lưỡi nhợt, ít rêu, mạch tế nhược.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đảng sâm, biển đậu, liên nhục: Mỗi vị 96g.
- Trần bì, chích thảo, ý dĩ, phục linh, cát cánh, hoài sơn, sa nhân: Mỗi vị 64g.
- Bạch truật: 80g.
Bạn đem các nguyên liệu trên tán nhuyễn thành bột. Mỗi ngày, người bệnh lấy 15 – 20g chia 3 lần uống trong ngày, uống cùng nước ấm.
Bài thuốc 3: Tứ thần hoàn gia vị
Đối tượng sử dụng: Bài thuốc áp dụng cho người bệnh tỳ thận dương hư với các biểu hiện như:
- Đau bụng vào buổi sáng sớm, đại tiện xong cơn đau có thể giảm.
- Bụng sôi óc ách, chướng bụng.
- Người thể hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh thích ấm, đau lưng mỏi gối.
- Lưỡi nhợt có rêu trắng, mạch phù tế.
Cách thực hiện như sau:
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu:
- Sinh khương: 300g.
- Bổ cốt chỉ: 160g.
- Nhục đậu khấu, ngũ vị tử: Mỗi vị 80g.
- Ngô thù du: 40g.
- Đại táo: 240g.
Nguyên liệu trên đem tán thành bột. Mỗi ngày, bạn uống 16 – 20g bột cùng với nước ấm.
Áp dụng các mẹo dân gian trị đại tràng co thắt
Với trường hợp bị đại tràng co thắt mức độ nhẹ, các triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể
Sử dụng cây lược vàng
Các nhà khoa học người Mỹ và Canada đã nghiên cứu dịch chiết cây lược vàng và tìm ra rất nhiều hoạt chất có tác dụng an thần, giảm đau kháng viêm, giảm co thắt, chữa lành các vết loét tại đại tràng.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong loại thực vật này còn có khả năng kháng ung thư, phòng ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Trước bữa ăn mỗi ngày, bạn có thể nhai sống lá cây lược vàng để trị đại tràng co thắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãm nước cây lược vàng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Sử dụng lá vối
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá vối có chứa các hoạt chất có tính kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Salmonella… Ngoài ra, chất đắng trong lá vối còn kích thích hệ tiêu hóa tiết dịch bảo vệ niêm mạc ruột.
Bạn có thể uống nước lá vối mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đại tiện phân sống, bụng đau, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát… rõ rệt.
Sử dụng hoa chuối
Theo dân gian, hoa chuối có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa, sử dụng để ngừa đau bụng, đầy hơi do acid. Loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
Bạn có thể sắc nước hoa chuối pha rượu hoặc chế biến các món ăn từ hoa chuối để sử dụng hằng ngày.
Sử dụng lá nha đam
Trong y học cổ truyền, nha đam được coi là vị thuốc giúp nhuận tràng tự nhiên, đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Ngày nay, nha đam cũng đã được chứng minh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm trong ruột già một cách an toàn.
Bạn có thể trộn phần gel nha đam cùng với mật ong để ăn hằng ngày.
Cần lưu ý: Không nên áp dụng mẹo chữa đại tràng co thắt bằng nha đam cho người đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai.
Sử dụng mật ong và nghệ tươi
Nghệ tươi rất giàu vitamin C và Curcumin – những hoạt chất đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh đại tràng co thắt như chống viêm, diệt khuẩn, làm lành tổn thương, tăng cường sức đề kháng.
Trong khi đó, mật ong lại là vị thuốc có tính kháng khuẩn, kháng viêm, bồi bổ cơ thể cực kỳ tốt. Sự kết hợp giữa hai vị thuốc này giúp tăng cường hiệu quả cải thiện bệnh viêm đại tràng co thắt.
Bạn có thể trộn bột nghệ cùng mật ong để ăn vào sáng và tối mỗi ngày. Thường xuyên áp dụng mẹo này cũng giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Sử dụng vừng đen và mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, lợi tiêu hóa. Trong khi đó, vừng lại cung cấp nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng chướng hơi thường gặp ở bệnh nhân đại tràng co thắt.
Bạn có thể ăn vừng đen trộn mật ong 2 lần mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng co thắt.
☛ Tham khảo thêm: 5 bài thuốc nam chữa bệnh đại tràng co thắt hiệu quả
Cách cải thiện viêm đại tràng co thắt tại nhà
Thay đổi thói quen ăn uống
Người bệnh viêm đại tràng co thắt cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống. Vì một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng của bệnh. Một số khác lại đem lại tác dụng tốt, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để phòng ngừa bệnh cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
FODMAP là các loại thực phẩm có chứa Carbohydrat – chất dinh dưỡng khó tiêu hóa, khó hấp thu và dễ gây bùng phát triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt.
Do vậy, người mắc bệnh lý này nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm thuộc nhóm FODMAP thấp và trung bình. Đồng thời nên tránh ăn thực phẩm FODMAD cao.
Có thể kể đến một số loại thực phẩm FODMAD thấp như là:
- Thịt gà, thịt bò, thịt cừu…
- Các loại hải sản như tôm, cua, cá ngừ, cá hồi…
- Tinh bột từ khoai tây, bánh mỳ không gluten, ngô…
- Rau diếp, rau hẹ, dưa chuột, súp lơ xanh, cà tím…
- Quả dâu tây, dứa, nho, việt quất, kiwi…
Một số thực phẩm FODMAD cao bạn nên tránh ăn là:
- Nấm, đậu đen, hánh, tỏi, măng tây…
- Dưa hấu, mận, đào, bơ…
- Tinh bột từ đỗ, đậu lăng, lúa mỳ, bánh ngọt…
- Các loại đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều đường.
Cần lưu ý, chế độ ăn FODMAP có thể gây hại với sức khỏe, làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn đường ruột do loại bỏ nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng với cơ thể. Do vậy, không phải ai cũng đáp ứng tốt với chế độ ăn này. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi bắt đầu áp dụng chế độ ăn FODMAP nhé!
☛ Tham khảo thêm: Đại tràng co thắt kiêng gì và nên làm gì?
Tập luyện thường xuyên
Tập luyện các môn thể dục, thể thao giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích nhu động ruột, từ đó giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, việc tập luyện, vận động mỗi ngày cũng giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các môn thể thao như: bơi lội, chạy bộ, ngồi thiền, tập Yoga…
Liệu pháp tâm lý giảm căng thẳng, stress
Một trong những nguyên nhân làm viêm đại tràng co thắt tái phát với các triệu chứng nặng hơn là tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. Do vậy, bạn cần kiểm soát tốt trạng thái tâm lý và duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ bằng các cách như:
- Không lo nghĩ nhiều về bệnh.
- Dành thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những áp lực công việc và cuộc sống hằng ngày với bạn bè, người thân.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng để giữ tinh thần tỉnh táo.
- Với trường hợp căng thẳng, stress nghiêm trọng, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tâm sự, chia sẻ cảm xúc.
Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cho bệnh đại tràng co thắt
Bên cạnh việc áp dụng các cách trên, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân đau đại tràng co thắt – Tràng Phục Linh PLUS.
Tràng Phục Linh PLUS có chứa nhiều thành phần quý từ thảo dược thiên nhiên như: Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược… và 2 thành phần chế phẩm sinh học 5 – HTP và Immune Gamma đã được chứng minh về hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng.
Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp dành riêng cho người bệnh đại tràng co thắt với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau bụng quặn do co thắt gây nên, từ đó làm giảm số lần đi ngoài ở người bệnh.
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương.
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát.
Đây là một trong số ít thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội và kết quả được công bố trên trang thông tin y khoa uy tín hàng đầu tại Mỹ – PUBMED.
Tràng Phục Linh PLUS hiện được phân phối tại hơn 10.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. Để xem địa điểm gần bạn nhất, vui lòng click TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kỹ càng hơn.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ency/article/000246.htm
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4051916/
- https://suckhoedoisong.edu.vn/cach-dieu-tri-viem-dai-trang-co-that/
- https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-bang-dong-y-169210810062105203.htm
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn