Chắc hẳn không ít lần bạn gặp phải hiện tượng táo bón ra máu. Mỗi lần đi ngoài phân có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc thâm đen. Táo bón ra máu xảy ra bởi những nguyên nhân như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt…Nhưng trong nhiều trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ra máu và cách khắc phục qua những thông tin sau.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết táo bón ra máu
Để nhận biết tình trạng táo bón ra máu, bạn cần nắm được một số dấu hiệu như sau:
- Người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.
- Máu xuất hiện có thể dính lẫn với phân, trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, giọt.
- Phân có lẫn máu tươi hoặc có màu đen, thậm chí là cục máu đông.
- Phân không được loại bỏ hoàn toàn khiến bụng bị chướng hơi rất khó chịu.
- Mỗi lần đi đại tiện bị đau rát hậu môn.
- Máu có thể dính vào giấy vệ sinh, lẫn với phân hoặc chảy thành giọt, tia.
- Quá trình đại tiện gặp khó khăn khi đào thải phân ra khỏi trực tràng – hậu môn.
Nguyên nhân gây táo bón ra máu
Táo bón ra máu không chỉ gây đau rát hậu môn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về hậu môn. Táo bón ra máu kéo dài còn tăng nguy cơ thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn…Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ra máu để có cách khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Chế độ ăn uống ít chất xơ:
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới táo bón ra máu. Thực đơn hàng ngày không bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết khiến phân khô cứng hơn so với bình thường. Trường hợp phân quá khô khiến mỗi lần đi đại tiện người bệnh có thói quen rặn để tống chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm tăng áp lực, gây kích thích niêm mạc hậu môn dẫn tới chảy máu.
Ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu:
Khi bạn dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn so với bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc táo bón.
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng là nguyên nhân dẫn tới chứng táo bón ra máu.
Nhịn đại tiện khi có nhu cầu:
Nhịn đi ngoài mỗi khi có “tín hiệu” cần giải quyết làm thay đổi thói quen đại tiện của cơ thể và dẫn tới táo bón.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh do đâu? Cách khắc phục
Nguyên nhân do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân trên, táo bón ra máu là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể mắc các bệnh lý như viêm đại trực tràng, bệnh trĩ, polyp đại tràng…
Viêm đại trực tràng:
Viêm đại trực tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại trực tràng. Các vết trợt loét xuất hiện lan rộng phía trên khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài ra máu…Phân của người bệnh thường xuất hiện dịch nhầy, mủ khiến người bệnh bị đau bụng, thiếu máu, giảm cân…
☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng co thắt thể táo bón
Bệnh trĩ:
Bệnh trĩ là bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ người bệnh trĩ ở Việt Nam lên tới 35 – 50% dân số và gặp chủ yếu ở nữ giới. Bệnh xuất hiện do sự giãn nở, phì đại tĩnh mạch quá mức ở vùng hậu môn khiến số lần đi cầu tăng lên, phân khó đẩy ra ngoài, táo bón kéo dài và xuất hiện máu mỗi lần đi cầu.
Khi bệnh ở mức độ nhẹ, lượng máu tươi chảy ít, không xuất hiện liên tục và không lẫn vào phân. Tuy nhiên, người bệnh cảm thấy đau rát hậu môn và gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Bệnh ở mức độ nặng hơn, người bệnh bị chảy máu thành tia hoặc giọt với tần suất nhiều hơn. Cơ thể cũng xuất hiện một số dấu hiệu khác như thiếu máu, mệt mỏi, vàng da, chóng mặt, sức khỏe dần suy giảm.
Chứng táo bón:
Táo bón là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, với những người mắc chứng táo bón mạn tính hoặc không xác định hiện tượng này kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần. Phân vón thành các cục khô cứng gây khó khăn trong mỗi lần đi đại tiện. Người bệnh thường có thói quen “rặn mạnh” mỗi lần đi vệ sinh gây nứt kẽ hậu môn và dẫn tới chảy máu. Và phần lớn các trường hợp táo bón mãn tính có nguy cơ cao bị đi ngoài ra máu kèm theo.
Nứt kẽ hậu môn:
Phân khô cứng do táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên khiến hậu môn bị giãn, sưng đau thậm chí chảy máu gây chứng nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường tự lành trong khoảng 4 – 6 tuần. Trường hợp kéo dài hơn có lẽ bạn đã bị nứt kẽ hậu môn mãn tính. Nếu không cải thiện, chứng nứt kẽ hậu môn có thể gây lở loét và nhiễm trùng vùng hậu môn.
Polyp trực tràng:
Polyp trực tràng là tình trạng xuất hiện các khối u lành tính ở trực tràng. Người bệnh bị đi ngoài ra máu do niêm mạc trực tràng tăng trưởng nhanh kèm theo đau thắt ở bụng. Polyp trực tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, hút thuốc lá…
Nếu không cải thiện sớm, polyp trực tràng làm tăng nguy cơ dẫn tới ung thư gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Hiện nay, polyp trực tràng có thể được cắt bỏ bằng phương pháp nội soi đại trực tràng.
Viêm túi thừa:
Túi thừa là túi nhỏ phồng lên tại thành ruột kết. Khi túi thừa bị nhiễm khuẩn dẫn tới viêm nhiễm. Túi thừa là nơi chứa chất thải, phân kẹt lâu ngày đóng cứng lại khiến túi thừa bị nghẹt, áp lực dồn lên vách túi khiến vi khuẩn xuất hiện và gây viêm.
Túi thừa thường xuất hiện ở những người có chế độ ăn ít chất xơ, rau xanh, hoa quả. Khi túi thừa bị viêm nhiễm thường xảy ra hiện tượng đi ngoài có lẫn máu. Người bệnh cần phải cắt bỏ ngay túi thừa khi bị viêm bằng phẫu thuật để tránh biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Ung thư đại trực tràng:
Táo bón ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa rất nguy hiểm khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu kèm lớp dịch nhầy có mùi hôi tanh, bụng đau, chướng, đi tiểu buốt, buồn nôn và sụt cân nhanh chóng. Bệnh lý này có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo thêm: Táo bón kéo dài là bệnh gì?
Khắc phục tình trạng táo bón ra máu
Bạn không nên chủ quan khi xuất hiện hiện tượng táo bón ra máu mà để bệnh tự khỏi. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây táo bón ra máu và có phương pháp điều trị dứt điểm. Ngoài ra bạn có thể cải thiện hiện tượng này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả, khoai lang, rau diếp cá, hạt nguyên xơ nhằm kích thích quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, nhiều chất béo và các loại thịt đỏ.
- Chế biến thức ăn dưới dạng dễ tiêu hóa như nấu cháo, nấu súp, hấp, luộc…
- Uống nước chanh – mật ong vào mỗi buổi sáng nhằm thanh lọc cơ thể và đường tiêu hóa. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng nhuận tràng và giảm táo bón hiệu quả.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước nhằm làm mềm phân và giảm táo bón. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây, rau củ để tăng sức đề kháng và giúp hoạt động của đường tiêu hóa ổn định.
- Kiêng các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, trà đặc…Hạn chế các thực phẩm có mùi mạnh và nồng như ớt, tỏi, gừng…
Bổ sung thực phẩm chứa chất xơ vào thực đơn mỗi ngày nhằm hạn chế và ngăn ngừa táo bón nhé.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tập thói quen đại tiện đúng giờ: Hãy tập cho cơ thể thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định. Mỗi lần đi đại tiện nên hạn chế rặn vì sẽ gây tổn thương vùng hậu môn.
Không nhịn đại tiện: Mỗi lần có nhu cầu đi vệ sinh, tuyệt đối không nên nhịn sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón.
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.
Hình thành thói quen vận động: Hãy dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục và vận động cơ thể giúp nhu động ruột được thúc đẩy và quá trình lưu thông máu diễn ra tốt nhất. Hạn chế công việc cồng kềnh, nặng nhọc phải ngồi quá lâu.
Tập thể dục mỗi ngày giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Khi tâm trạng không tốt khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều hơn khiến quá trình lưu thông máu trở nên hạn chế. Khi tâm trạng thoải mái giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Cách dân gian cải thiện táo bón ra máu
Bên cạnh thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau nhằm cải thiện táo bón ra máu hiệu quả.
Lá diếp cá:
Diếp cá là loại rau quen thuộc được nhiều người sử dụng hàng ngày. Lá diếp cá là lựa chọn tuyệt vời dành cho những người gặp vấn đề về đại tràng, trĩ hay táo bón bởi tính thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng và kích thích tiêu hóa…hiệu quả.
Để dùng lá diếp cá cải thiện táo bón ra máu, bạn nên thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá diếp cá, rửa sạch và để ráo nước.
- Mang diếp cá xay nhuyễn để lấy phần nước cốt uống.
- Nên sử dụng trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ nhằm giúp các triệu chứng thuyên giảm.
Lá ngải cứu:
Lá ngải cứu được nhiều người áp dụng cải thiện chứng táo bón ra máu hiệu quả. Nhờ tính ấm, vị đắng mà ngải cứu giúp giảm những cơn đau rát vùng hậu môn, chống viêm nhiễm, nhuận tràng hỗ trợ cải thiện táo bón, trĩ hoặc đi cầu ra máu. Người bệnh có thể áp dụng theo các bước như sau:
Cách 1: Lá ngải cứu dùng chế biến thành các món ăn quen thuộc hàng ngày như trứng rán ngải cứu, mỳ ngải cứu…giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
Cách 2: Lá ngải cứu giã nát, dùng đắp lên hậu môn bị tổn thương rồi dùng gạc cố định lại để qua đêm giúp vết thương mau lành và chống viêm hiệu quả.
Rau sam:
Rau sam không chỉ là loại rau quen thuộc mà còn là một vị thuốc giúp cải thiện nhiều bệnh. Trong rau sam có chứa các chất kháng viêm, kích thích lưu thông máu và nhuận tràng nên dùng để cải thiện táo bón ra máu an toàn, hiệu quả.
Người bệnh áp dụng theo các bước như sau:
- Rau sam rửa sạch và để ráo nước.
- Giã nát rau sam rồi chắt lấy nước cốt.
- Pha thêm chút đường và mật ong giúp dễ uống hơn. Nên uống trong lúc đói nhằm mang lại hiệu quả tốt.
Cỏ nhọ nồi:
Cỏ nhọ nồi có tác dụng kháng viêm, cầm máu hiệu quả nên được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó có đại tiện ra máu. Người bệnh chỉ cần dùng một nắm lá nhọ nồi, rửa sạch và giã nhuyễn. Lấy phần nước cốt đem hòa với rượu uống, bã dùng để đắp lên hậu môn giúp cải thiện hiệu quả.
Mồng tơi:
Nhờ tác dụng giải độc, thanh nhiệt và nhuận tràng mà mồng tơi giúp giảm táo bón, hạn chế đi ngoài ra máu. Chất pectin có trong lá mồng tơi giúp làm trơn niêm mạc hậu môn, phân thoát ra ngoài một cách dễ dàng.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá mồng tơi, để ráo nước.
- Giã lấy nước cốt và cho thêm chút nước lọc để uống.
- Ngày thực hiện 1- 2 lần.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng mồng tơi để chế biến các món ăn như canh mồng tơi, mồng tơi xào…giúp hoạt động đại tiện diễn ra đơn giản hơn.
Tía tô:
Tía tô có tác dụng sát trùng cũng như cầm máu khá hiệu quả. Nếu bạn gặp phải hiện tượng táo bón khiến vùng hậu môn bị rỉ máu hãy áp dụng mẹo cầm máu như sau:
- Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát.
- Dùng bã đắp lên vùng hậu môn trong 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch.
- Hoặc ngâm rửa lá tía tô để giảm đau và chảy máu do táo bón gây ra.
Tận dụng các thảo dược tự nhiên giúp tăng cường nhu động ruột, giảm đau và cầm máu hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹo cải thiện táo bón ra máu tại nhà này chỉ thích hợp với các trường hợp nhẹ đến trung bình.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị đầy hơi khó tiêu táo bón tại nhà
Táo bón ra máu khi nào cần gặp bác sĩ?
Mỗi lần đi đại tiện bị chảy máu có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và thiếu máu. Một số trường hợp táo bón ra máu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu như sau:
- Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu hồi phục người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
- Đi ngoài phân đẫm máu ở trẻ cần lập tức đưa con đi khám để tránh trường hợp xấu xảy ra.
- Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm không muốn vận động cần kịp thời điều trị.
- Bụng đau, sưng bụng là dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.
- Sốt kèm theo nôn hoặc buồn nôn.
- Tay chân lạnh, mất nước.
- Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn