Để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý, đặc biệt là những bệnh gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, bác sĩ thường chỉ định bạn xét nghiệm phân. Mọi đối tượng đều có thể được chỉ định thực hiện phương pháp này. Vậy xét nghiệm phân để làm gì? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Mục lục
Xét nghiệm phân là gì?
Xét nghiệm phân là phương pháp xét nghiệm thực hiện trên mẫu phân để xác định các tình trạng bệnh lý. Xét nghiệm có thể tìm kiếm bằng chứng về dị ứng, nhiễm trùng, các vấn đề về máu hoặc tiêu hóa. Có nhiều xét nghiệm khác nhau nhằm tìm kiếm nhiều tình trạng khác nhau nhằm giúp giải thích bệnh.
Mẫu phân sau khi được lấy sẽ mang đi kiểm tra về màu sắc, độ đặc quánh, số lượng, hình dạng, mùi hay sự hiện diện của chất nhầy. Kỹ thuật viên tìm các chất khác ẩn trong phân như chất béo, dịch mật, máu, các tế bào bạch cầu, các loại đường… Trường hợp nếu cần, có thể đo độ pH.
Nhiều người thắc mắc khi nào cần thực hiện xét nghiệm phân? Bác sĩ có thể yêu cầu nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày.
- Trong phân xuất hiện máu hoặc chất nhầy.
- Chuột rút, đau dạ dày.
- Buồn nôn, nôn.
- Sốt.
Xét nghiệm phân sẽ được chỉ định khi bạn bị tiêu chảy kéo dài.
Tình trạng sẽ đáng lo ngại hơn nếu bạn là:
- Người còn rất trẻ hoặc già.
- Có hệ miễn dịch suy yếu.
- Sử dụng đồ ăn hoặc nguồn nước ô nhiễm.
- Các triệu chứng của bạn rất nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm tại: Đi ngoài ra dịch nhầy cảnh báo bệnh gì?
Xét nghiệm phân để làm gì?
Xét nghiệm phân được chỉ định nhằm mục đích:
- Xác định các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật và tuyến tụy. Trong đó, một số enzyme (chẳng hạn như trypsin hoặc elastase) có thể được kiểm tra ở trong phân nhằm mục đích xác định chức năng của tuyến tụy.
- Tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như đi ngoài ra máu, tiêu chảy kéo dài, bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, chuột rút, sốt…
- Phát hiện ung thư đại tràng bằng cách kiểm tra, tìm máu có lẫn trong phân.
- Tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng như do vi khuẩn, nấm hoặc virus.
- Kiểm tra khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
Thực hiện xét nghiệm phân ở đối tượng trẻ em còn giúp phát hiện ra các vấn đề sức khỏe như:
- Soi phân sẽ tìm được nồng độ pH, nấm, cellulose, căn dư như tinh bột, tỷ lệ vi khuẩn đường ruột, có thể xét nghiệm ký sinh trùng với trường hợp cần thiết để tìm kiếm giun, sán…
- Cấy phân để tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể thực hiện kết hợp với kháng sinh đồ, xét nghiệm rotavirus…
☛ Tham khảo thêm tại: Giải mã lý do đi ngoài phân xanh
Một số lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm phân
Bạn cần lưu ý những điểm sau để tránh gây ảnh hưởng tới kết quả khi xét nghiệm phân nhé:
- Không dùng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trị tiêu chảy, thuốc cản quang (dùng trong chụp X-quang), thuốc bismuth (dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng), vitamin C, sắt, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), magie.
- Đảm bảo mẫu phân không bị lẫn nước tiểu, kinh nguyệt hay máu từ ổ xuất huyết cũng như các chất khác (giấy vệ sinh, nước tẩy rửa…).
- Thông báo với bác sĩ nếu gần đây đi du lịch hay xuất cảnh. Thông tin này có thể giúp bác sĩ xác định loại ký sinh trùng, nấm, virus hoặc vi khuẩn nếu bị nhiễm trùng.
- Có thể tránh một loại thực phẩm trong 2 – 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
Tránh sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể hỏi thêm bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhé.
Quy trình xét nghiệm phân
Thực hiện xét nghiệm phân, một mẫu phân sẽ được thu thập vào trong một cốc nước sạch và gửi tới phòng thí nghiệm. Sau đó, các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu phân bằng kính hiển vi, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, vi sinh.
Để lấy mẫu phân có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đi tiêu vào bọc nhựa bằng cách đặt bọc nhựa trên bồn cầu rồi kẹp nắp bồn cầu. Hoặc bạn sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm có cấp giấy vệ sinh đặc biệt để lấy mẫu phân. Sau khi đã thu thập mẫu phân, hãy để mẫu phân của bạn vào trong lọ đựng sạch.
Cần lưu ý, mẫu phân không được để lẫn nước tiểu, nước hoặc giấy vệ sinh.
Đối với trẻ em đang dùng tã, bạn có thể lấy mẫu phân cho bé bằng cách:
- Lấy túi nhựa lót tã.
- Cố định túi nhựa nhằm tránh nước tiểu và phân bị trộn lẫn với nhau. Điều này nhằm mục đích thu được mẫu phân tốt hơn.
Hướng dẫn đọc kết quả
Xét nghiệm phân tổng thể thường có kết quả trong ít nhất 1 – 3 ngày. Sau khi nhận được kết quả, bạn thường thắc mắc không biết kết quả là bình thường hay bất thường. Cùng tìm hiểu từng trường hợp sau đây:
Kết quả bình thường
- Phân có màu nâu, mềm, có độ đặc vừa phải.
- Phân không có lẫn máu, chất nhầy, mủ, sợi thịt không tiêu hóa được, vi khuẩn có hại, virus, nấm, ký sinh trùng.
- Phân có hình dạng ống.
- Độ pH từ 7,0 – 7,5.
- Phân có chứa ít hơn 0,25gam đường mỗi decilit (g/dl) [ít hơn 13,9 millimoles đường mỗi lít (mmol/l)] đường.
- Trong phân có chứa 2 – 7gram chất béo mỗi 24 giờ (g/24h).
Kết quả bất thường
Nếu có đặc điểm sau đây, kết quả xét nghiệm phân của bạn bất thường:
- Màu sắc phân đen, đỏ, trắng, vàng hoặc xanh.
- Phân ở dạng lỏng hoặc rất cứng.
- Trong phân có chứa máu, dịch nhầy, mủ, sợi thịt không tiêu hóa được, vi khuẩn có hại, virus, nấm hoặc các ký sinh trùng.
- Có chứa một hàm lượng thấp các enzym như trypsin hoặc elastase trong phân.
- Độ pH của phân dưới 7,0 hoặc trên 7,5.
- Lượng đường trong phân từ 0,25 g/dl (13,9 mmol/l) hoặc nhiều hơn.
- Có hơn 7 g/24h chất béo (nếu lượng chất béo là khoảng 100 g/ngày) ở trong phân.
– Trong đó, nồng độ chất béo cao trong phân có thể do các bệnh lý như:
- Viêm tụy.
- Bệnh celic (bệnh lý đường ruột gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten, một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch).
- Xơ nang.
- Các rối loạn khác có ảnh hưởng tới sự hấp thu chất béo của cơ thể.
– Nếu có sự hiện diện của các sợi thịt không tiêu hóa được ở trong phân rất có thể là do viêm tụy.
– Nếu độ pH thấp có thể do sự hấp thu carbohydrate hay chất béo kém. Trường hợp phân có độ pH cao có thể là do viêm ở ruột (viêm đại tràng), ung thư hoặc do sử dụng kháng sinh.
– Máu xuất hiện trong phân có thể do xuất huyết đường tiêu hóa.
– Lượng bạch cầu trong phân cao có thể do bệnh viêm ruột, ví dụ như viêm loét đại tràng hoặc do vi khuẩn gây ra. Rotavirus là một tác nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ, nếu đang bị tiêu chảy xét nghiệm này có thể giúp tìm virus trong phân.
– Phân có lượng đường khử cao thì có thể do một số vấn đề về tiêu hóa đường.
– Lượng đường khử thấp có thể do bệnh lý celiac, xơ nang, suy dinh dưỡng… Các loại thuốc như colchicine (dùng trong điều trị bệnh gout) hoặc thuốc tránh thai cũng gây ra tình trạng lượng đường khử thấp khi xét nghiệm phân.
Sự hiện diện của các yếu tố trên không phải lúc nào cũng chỉ ra cơ thể không ổn, nhưng nó có thể giúp bác sĩ hiểu được các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đôi khi, xét nghiệm cũng có trường hợp cho kết quả âm tính giả, có nghĩa là xét nghiệm bỏ sót một số vi khuẩn lây nhiễm. Nếu các triệu chứng nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm khác để kiểm tra tiếp theo. Ví dụ như tìm kiếm dấu hiệu của ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng hoặc các vấn đề khác.
Tắt
Kết nối qua Zalo: +84934 469869 để được tư vấn